Người này dùng nhâm sâm chẳng khác nào đang uống thuốc độc

Google News

Người này dùng nhâm sâm chẳng khác nào đang uống thuốc độc vào người hãy tránh ngay.

Những ca cấp cứu nguy cấp vì uống nhân sâm
Theo lời kể của một số bác sĩ tại các BV ở Hà Nội, gần đây có một số trường hợp vào BV cấp cứu trong tình trạng khá nguy kịch do dùng nhân sâm không đúng cách. Điển hình là trường hợp anh V.M (36 tuổi, ở Hòa Bình) bị xơ gan kèm chảy máu đường ruột vào BV Bạch Mai điều trị. Sau khi ra viện 2 tuần, người vẫn yếu, nghĩ sâm có thể giúp người phục hồi sức khỏe nhanh, anh đã uống liền một lúc 30 g sâm. Sau 2 ngày, bệnh trở nên nguy cấp, bệnh nhân tiếp tục chảy máu đường ruột, đưa vào BV tỉnh cấp cứu nhưng do mất máu khá nhiều nên lại chuyển về BV Bạch Mai. Mặc dù được truyền máu, nhưng BN vẫn không qua khỏi do tình trạng chảy máu không cầm.
Nguoi nay dung nham sam chang khac nao dang uong thuoc doc
Người này dùng nhâm sâm chẳng khác nào đang uống thuốc độc vào người hãy tránh ngay. 
Chị L.H (45 tuổi, ở Hà Nội) thấy người mệt mỏi, gầy rộc do công việc bận rộn vào dịp trước Tết. Sau tết hơn một tháng, thấy người vẫn uể oải, chị liền mua thuốc bổ có nhân sâm về uống. Mỗi ngày uống đều đặn 2 viên. Tới chu kỳ “đèn đỏ”, chị ngạc nhiên thấy huyết màu đỏ tươi, kéo dài tới 7 ngày không hết. Kỳ kinh kéo dài đến 12 ngày cùng với triệu chứng đau bụng ngâm ngẩm, chị đi khám. Bác sĩ chuyên khoa sản đã chẩn đoán, chị bị băng huyết nhưng không rõ nguyên nhân, vì các xét nghiệm, siêu âm đều ổn. Khi bác sĩ hỏi thời gian gần đây chị có uống thuốc gì không, chị cho biết đang uống thuốc bổ có nhân sâm, bác sĩ liền kết luận, chính nhân sâm là nguyên nhân gây chảy máu tử cung, rong kinh và băng huyết.
Mời độc giả xem video "Hành lá hóa thuốc độc khi chế biến sai cách". Nguồn  Ẩn số thế giới: 
Những ai không nên dùng hoặc cần thận trọng khi dùng nhân sâm?
Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng được. Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.
Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.
Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.
Các bác sĩ sản khoa cũng khuyến cáo, các loại thuốc có nhân sâm, phụ nữ uống trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt (nhất là với phụ nữ ở tuổi sắp mãn kinh) rất dễ bị rong kinh, băng huyết không cầm máu được. Thậm chí, có người phải cắt cả tử cung mà máu vẫn không cầm. Khi bị rong kinh, băng huyết kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cả tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Nhân sâm là một vị thuốc quý nhưng nếu dùng không đúng cách, nó sẽ trở nên vô tác dụng, hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Theo An Nhiên/Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)