Nghệ sĩ Kim Cương bị nhồi máu cơ tim: Dấu hiệu bệnh, ăn gì phục hồi sức?

Google News

(Kiến Thức) - Nghệ sĩ Kim Cương nhập viện trong tình trạng khó thở, được chẩn đoán nhồi máu cơ tim, sáng 21/9. Nữ nghệ sĩ cho biết hơn 10 năm trước, bà bắt đầu có triệu chứng nhồi máu cơ tim, hay đau thắt ngực.

Mới đây, nghệ sĩ Kim Cương bị nhồi máu cơ tim đột ngột sau khi cảm thấy khó thở. Người nhà liền đưa bà đi cấp cứu tại một bệnh viện tim ở quận 7. Hiện nghệ sĩ qua cơn nguy kịch, được đưa ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt nhưng vẫn còn thở mệt nhọc. Bà tiếp tục điều trị cho đến khi bác sĩ chuyên khoa cho xuất viện.
Kim Cương cho biết hơn 10 năm trước, bà bắt đầu có triệu chứng nhồi máu cơ tim, hay đau thắt ngực. Bác sĩ từng khuyến cáo bà không được làm việc quá sức, có hại cho sức khỏe. Ở tuổi 82, nghệ sĩ Kim Cương vẫn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội.
Nghe si Kim Cuong bi nhoi mau co tim: Dau hieu benh, an gi phuc hoi suc?
Nghệ sĩ Kim Cương bên đạo diễn Thanh Hiệp chiều 21/9. Ảnh: Zing. 
Nhận biết và phát hiện ra những triệu chứng không điển hình là cách duy nhất giúp chị em được cấp cứu kịp thời, bảo toàn sức khỏe sau nhồi máu cơ tim. Để nhận biết sớm, người bệnh có thể căn cứ vào các dấu hiệu nhồi máu cơ tim sau đây:
Nhận biết sớm dấu hiệu nhồi máu cơ tim để cấp cứu kịp thời.
Cảm giác nóng ran ở ngực
Thỉnh thoảng có cảm giác nóng ran ở ngực, bị chèn ép ở ngực gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Đôi khi có thể nhầm lẫn với sự lo âu, những căng thẳng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng cảm giác này lặp đi lặp lại mỗi ngày, trong trường hợp như vậy nên đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
Ở nam giới, cảm giác căng tức thường bắt đầu ở ngực trước khi lan đến cánh tay, nhưng ở phụ nữ cơn đau thường khu trú hơn ở ngực và tương tự như cơn đau thắt ngực.
Đau nhói ở phần trên của cơ thể: cổ, lưng, xương hàm…
Dấu hiệu này được cảm nhận bởi đau hai cánh tay, lưng, vai, cổ, xương hàm hoặc phía trên dạ dày (phía trên rốn). Điều này khá phức tạp.
Phụ nữ ít quan tâm chú ý đến các triệu chứng của bệnh vì họ thường nghĩ chỉ là mệt mỏi đơn thuần hoặc đau ở xương và chỉ dùng thuốc kháng viêm. Nhưng cần chú ý hơn vì các cơn đau ở lưng, cổ, xương hàm là dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường gặp ở phụ nữ hơn ở nam giới.
Mệt mỏi bất thường, cảm giác nghẹt thở
Ở đàn ông, cần cảnh giác các dấu hiệu nhồi máu cơ tim khi họ đang hoạt động thể chất, trong lúc đang làm việc, có cảm giác cánh tay như bị tê liệt hoặc không thể thở được tuy nhiên lúc nghỉ ngơi các dấu hiệu sẽ biến mất.
Nghe si Kim Cuong bi nhoi mau co tim: Dau hieu benh, an gi phuc hoi suc?-Hinh-2
Các đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, chủ yếu là các đối tượng đã từng bị nhồi máu cơ tim. Ảnh: Internet.
Ở phụ nữ thì khác, các cơn đau tim có thể xảy ra khi ngồi ngay cả khi ngủ, điều đó có nghĩa là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim có thể xảy ra lúc nghĩ ngơi hơn là lúc vận động.
Ngoài ra có các dấu hiệu khác cần chú ý không được bỏ qua như mệt mỏi quá mức, không bình thường, đau phần trên ngực. Nên cẩn thận khi leo cầu thang, nếu cảm thấy quá mệt, cảm giác ngột thở và căng tức ở ngực, không nên chậm trễ cần đi khám ngay.
Cảm giác buồn nôn, nôn, đầy bụng khó tiêu
Cảm giác nặng bụng, khó chịu; đôi khi như ăn không tiêu và có cảm giác buồn nôn. Điều này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác hoặc trào ngược dạ dày. Đặc biệt thường kèm theo đổ mồ hôi lạnh,đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, run, đau dạ dày và có cảm giác lo lắng.
Nhồi máu cơ tim cũng có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng. Một số bệnh nhân còn xuất hiện cảm giác như "trời sắp sụp".
Về các đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, chủ yếu là các đối tượng đã từng bị nhồi máu cơ tim, hoặc đã thực hiện các thủ thuật can thiệp mạch vành. Nguy cơ cao hơn bình thường ở những người có bố hoặc anh được chẩn đoán bệnh mạch vành trước 55 tuổi, mẹ hoặc chị được chẩn đoán bệnh mạch vành trước 65 tuổi. Ngoài ra, còn kể tới một số đối tượng như người bị bệnh tiểu đường, tăng cholesterol máu, người bị tăng huyết áp , béo phì, người hút nhiều thuốc lá, ít hoạt động thể lực...
Để phòng ngừa sự phát triển bệnh động mạch vành hoặc làm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, ngoài việc lưu ý sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản như kiên trì tập thể dục hàng ngày, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bỏ hút thuốc lá, việc kiểm soát các bệnh có liên quan cũng có góp phần quan trọng trong quá trình điều trị như huyết áp, đường huyết…
Người bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì?
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Bác sĩ tim mạch can thiệp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, bệnh nhân nhồi máu cơ tim có thể phục hồi và giảm thiểu nguy cơ tái phát bằng một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.
1, Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và rau đậu
Những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho tất cả mọi người, đặc biệt là những ai đang có vấn đề về tim mạch. Với vị thanh đạm tự nhiên và nguồn chất xơ dồi dào, các loại rau củ này có thể chế biến thành vô vàn món ngon, như salad, món ăn phụ, hoặc món khai vị. Đặc biệt lưu ý đối với người bị nhồi máu cơ tim thì không nên sử dụng quá nhiều chất béo dạng dầu mỡ hoặc phô mai trong quá trình chuẩn bị các món ăn này nhé.
2, Sử dụng chất béo một cách có chọn lọc
Không phải tất cả các loại chất béo đều có hại cho sức khỏe. Một số thông tin sau đây sẽ giúp cho người bị nhồi máu cơ tim biết cách sử dụng chất béo có chọn lọc:
Hạn chế chất béo bão hòa (chất béo có nguồn gốc từ động vật).
Tránh xa các loại chất béo nhân tạo dạng trans (trans fat). Trên danh sách các thành phần có trong loại dầu mà bạn sử dụng, trans fat chính là chất béo kèm theo đặc tính "được hydro hóa một phần".
Khi sử dụng dầu béo trong nấu nướng, hãy ưu tiên chọn các loại dầu có hàm lượng cao chất béo không bão hòa (ví dụ, dầu ô liu, dầu lạc, dầu đậu tương, dầu hướng dương).
3, Đa dạng hóa các loại thực phẩm giàu protein
Nghe si Kim Cuong bi nhoi mau co tim: Dau hieu benh, an gi phuc hoi suc?-Hinh-3
Ảnh: Internet. 
Đây là một trong những lời khuyên tốt nhất dành cho câu hỏi “ nhồi máu cơ tim nên ăn gì? ”. Theo đó, hãy cân bằng những bữa ăn trong tuần với thịt nạc, cá và các nguồn thực vật giàu protein.
4, Hạn chế cholesterol
Cholesterol được tìm thấy trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao. Các sản phẩm này có thể làm tăng mức cholesterol trong máu, đặc biệt là ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch.
5, Loại carbohydrate dành cho người bị nhồi máu cơ tim
Các loại thực phẩm như gạo lứt, bột yến mạch và khoai lang cung cấp nhiều chất xơ và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đây chính là loại carbohydrate mà chúng ta nên bổ sung hàng ngày. Bên cạnh đó, tránh tiêu thụ các thức ăn ngọt chứa nhiều đường, bởi vì chúng sẽ làm cho đường huyết tăng lên nhanh chóng, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
6, Ăn uống điều độ
Đây là cách giúp cho người bị bệnh nhồi máu cơ tim kiểm soát lượng đường trong máu, đốt cháy chất béo hiệu quả hơn và điều chỉnh mức cholesterol luôn ở mức vừa phải.
7, Ăn nhạt và hạn chế sử dụng nhiều muối
Chế độ ăn mặn, dùng quá nhiều muối đã được chứng minh là có hại đối với sức khỏe tim mạch và huyết áp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng tại Vinmec, đối với người bình thường khỏe mạnh, không bị tăng huyết áp, không béo phì, chỉ nên ăn từ 6 - 8g muối trong một ngày (bao gồm muối trong muối ăn, nước mắm, hạt nêm canh,...). Đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim giai đoạn bán cấp tính và sau khi đặt stent, chỉ cho phép sử dụng muối không quá 5g một ngày. Thay vì dùng muối, hãy sử dụng các loại thảo mộc, gia vị tự nhiên để tạo hương vị cho món ăn.
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)