Ngay khi phát hiện phơi nhiễm HIV, cần phải làm gì?

Google News

(Kiến Thức) - Khi nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV, cần phải tiến hành xử lý, xét nghiệm và điều trị dự phòng bằng thuốc ARV.

Những ngày gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng về thông tin nhiều người dân nghi bị lây nhiễm HIV ở Phú Thọ do dùng chung kim tiêm. Trước thông tin gây xôn xao dư luận trên, câu hỏi xử trí thế nào khi nghi bị phơi nhiễm HIV được rất nhiều người quan tâm.
Giải đáp câu hỏi trên, BS Nguyễn Hải Hà – khoa Nội (Bệnh viện 09 Hà Nội) cho biết trên Khám Phá, thực chất phơi nhiễm HIV chỉ là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, mô hay các dịch cơ thể của người nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.
Đối với những trường hợp nghi ngờ phơi nhiễm HIV, việc đầu tiên cần làm là tiến hành các xét nghiệm cần thiết theo quy định, đồng thời uống thuốc kháng HIV (ARV).
Xử lý vết thương tại chỗ khi nghi phơi nhiễm HIV: Nếu tổn thương da chảy máu thì cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước. Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch.
Ngay khi phat hien phoi nhiem HIV, can phai lam gi?
Khi bị nghi ngờ phơi nhiễm HIV, cần tiến hành xét nghiệm và điều trị dự phòng bằng thuốc ARV. 
Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt thì rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối sinh lý 0,9% liên tục trong 5 phút. Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi thì rửa mũi bằng nước cất hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0,9 %, súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9 % nhiều lần.
Sau đó, đến ngay cơ sở y tế để được đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc, thầy thuốc tư vấn và điều trị bằng thuốc ARV miễn phí nếu cần. Hiện nay, tất cả các trường hợp điều trị phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV trong môi trường nghề nghiệp đều được nhà nước đảm bảo miễn phí.
Theo bác sĩ, việc uống thuốc ARV sẽ cho hiệu quả tối đa, tức ngăn ngừa HIV 100% nếu người bệnh uống trong vòng 24 tiếng sau phơi nhiễm. Còn nếu uống sau 72 giờ thì hiệu quả sẽ giảm còn 52% và nếu uống sau 72 giờ khi phơi nhiễm thì sẽ không hiệu quả.
Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp phải những trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV do bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm; vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm vào gây chảy máu; bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào; máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).
Khả năng bị phơi nhiễm cũng xảy ra tương đối phổ biến khi bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sĩ…), cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…
Trong đó, nguy cơ nhiễm HIV chỉ cao trong trường hợp tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều hoặc máu và các dịch của người có HIV bắn vào vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước.
Ngay khi phat hien phoi nhiem HIV, can phai lam gi?-Hinh-2
 
Trên thực tế, không phải trường hợp nào người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV.
Người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV sau 1, 3 và 6 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm. Trong thời gian này, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác. Sau 6 tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm có thể yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.

Theo TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, khi bị phơi nhiễm với HIV, những người có nguy cơ cần bình tĩnh xứ lý ngay như sau:

- Xử lý vết thương tại chỗ: Nếu tổn thương da chảy máu thì cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước. Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch.

Ngay khi phat hien phoi nhiem HIV, can phai lam gi?-Hinh-3

Khi bị nghi ngờ phơi nhiễm HIV, cần phải tiến hành xét nghiệm và điều trị dự phòng bằng thuốc ARV

Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt thì rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối sinh lý 0,9% liên tục trong 5 phút. Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi thì rửa mũi bằng nước cất hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0,9 %, súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9 % nhiều lần.

- Đến ngay cơ sở y tế để được đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc, thầy thuốc tư vấn và điều trị bằng thuốc ARV miễn phí nếu cần. Hiện nay tất cả các trường hợp điều trị phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV trong môi trường nghề nghiệp đều được nhà nước đảm bảo miễn phí. 

Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)