Mẹo làm ngừng chảy máu cam tại nhà hiệu quả

Google News

Tình trạng khô niêm mạc khiến vách ngăn mũi có vảy, nứt nẻ và chảy máu. Chảy máu mũi trước thường xuất hiện ở trẻ em.

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng phổ biến, xuất hiện nhiều nhất ở trẻ 2-10 tuổi. Chảy máu mũi thường xảy ra nhiều hơn vào buổi sáng. Đa số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, chấn thương vẫn là lý do phổ biến nhất vì niêm mạc mũi được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu nhỏ nằm rất nông, ngay sát bề mặt.
Chảy máu mũi được chia thành 2 loại, chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau. Trong đó, chảy máu mũi trước chiếm khoảng 90% trường hợp. Xuất phát từ phía trước mũi. Vị trí hay bị chảy máu nhất là đám rối Kieselbach ở phần dưới của vách ngăn mũi. Khu vực này chứa nhiều mạch máu nhỏ rất dễ vỡ khi xì mũi hay khi có chấn thương cục bộ (ngoáy mũi, day mũi).
Loại này phổ biến ở những vùng khí hậu hanh khô hay môi trường khô (dùng lò sưởi, máy điều hòa kéo dài). Tình trạng khô niêm mạc khiến vách ngăn mũi có vảy, nứt nẻ và chảy máu. Chảy máu mũi trước thường xuất hiện ở trẻ em.
Meo lam ngung chay mau cam tai nha hieu qua
Ảnh minh họa 
Nếu chăm sóc đúng cách, phần lớn các trường hợp chảy máu mũi trước sẽ tự ngừng. Sau khi trẻ đã bình tĩnh, hãy thực hiện các bước sau:
- Yêu cầu trẻ xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ các cục máu đông đã hình thành bên trong mũi. Điều này có thể khiến máu chảy nhiều hơn trong chốc lát nhưng sau đó mọi việc sẽ ổn. Bỏ qua giai đoạn này nếu trẻ quá nhỏ.
- Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Tư thế này giúp máu không chảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy. Không đặt trẻ nằm hay ngả đầu ra sau hoặc kẹp đầu giữa hai đầu gối.
- Dùng ngón trỏ và ngón cái của bạn bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của trẻ. Không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu, cũng đừng ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía.
- Bóp chặt cánh mũi trong 10 phút, dùng đồng hồ để xem giờ cho chính xác. Trong khi chờ đợi, cho trẻ đọc sách hay xem tivi.
Đừng thả tay quá thường xuyên để kiểm tra xem máu ngừng chảy chưa. Thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên có thể khiến máu chảy kéo dài.
- Hướng dẫn trẻ nhổ máu tích tụ trong miệng vì nuốt máu có thể gây nôn. Sau 10 phút, thả tay xem máu ngừng chảy chưa.
Ngoài cách sơ cứu trên bạn có thể thực hiện một số cách dưới đây để cải thiện tình trạng chảy máu cam nhanh chóng:
- Dùng vài lá xương sông hoặc lá bạc hà tươi, vò nát, vắt nước, nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ ngừng chảy ngay.
- Một miếng gừng tươi nhỏ, nướng qua lửa, nhét vào lỗ mũi.
- Dùng tăm bông nhúng vào dầu vừng (dầu mè) ngoáy vào trong lỗ mũi, sau đó xì sạch mũi.
Theo Lệ Thủy/ Phụ nữ Việt Nam

>> xem thêm

Bình luận(0)