Máu tự chảy khỏi cơ thể 5 lần/ngày đảo lộn cuộc sống của bé gái 8 tuổi

Google News

Mồ hôi cơ thể, nước mắt đều là máu, cô bé đáng thương 8 tuổi đã phải chống trọi với căn bệnh hiểm nghèo như thế nào?

Thời gian gần đây, các nhà khoa học Ấn Độ đau đầu với căn bệnh lạ không thể tìm ra nguyên nhân của một cô bé 8 tuổi.
4 tháng trở lại đây, Chungsasa Debbarma sống ở Tripura, Đông Bắc Ấn Độ bị chảy máu ngoài cơ thể. Không chỉ ở tai mà mũi cũng xuất hiện chất lỏng màu đỏ, ngay cả mồ hôi cơ thể cũng là một màu đỏ đáng sợ, không chỉ vậy, điều kì lạ là trên cơ thể của cô bé không hề xuất hiện vết thương.
Mau tu chay khoi co the 5 lan/ngay dao lon cuoc song cua be gai 8 tuoi
Cô bé 8 tuổi là 1 trong số rất ít những người mắc hội chứng Hematohidrosis. 
Tờ The Sun cho hay sự việc kỳ quặc này đã gây ra một chấn động lớn đối với y học.
Các bác sĩ không thể giải thích nổi lý do tại sao một cô bé 8 tuổi phải hứng chịu căn bệnh kì lạ đến vậy.
Một ngày sẽ có ít nhất là 5 lần xuất hiện chất lỏng màu đỏ đó trên người đứa trẻ và kéo dài khoảng 10 phút.
Ban đầu, cơn chảy máu của Debbarma sẽ chấm dứt sau khi uống thuốc, nhưng một thời gian sau đó, máu đã bắt đầu xuất hiện ở diện rộng, như mũi, môi, lưỡi, trán, thái dương, bàn tay, bàn chân, mắt tai, ngón tay,...
Một cuộc họp khẩn cấp được triệu tập và tại đây các bác sĩ đã tìm ra căn bệnh quái ác cô bé mắc phải mang tên bệnh "Mồ hôi máu" (Hematohidrosis) hiếm gặp với tỉ lệ mắc bệnh là 1/10.000.000 người.
Trước đó, Geeta ở bang Bihar bị cả dân làng coi là phù thủy vì bị mắc chứng bệnh này.
Mau tu chay khoi co the 5 lan/ngay dao lon cuoc song cua be gai 8 tuoi-Hinh-2
Geeta có cuộc sống cực khổ và bị hiểu nhầm chỉ vì mắc hội chứng Hematohidrosis. 
Tuy nhiên, Geeta không phải là người duy nhất bị coi là ác quỷ.
Preeti Gupta, 18 tuổi, ở Delhi, Ấn Độ, cũng bắt đầu chảy máu ở da từ năm 2009 sau một trận ốm bất ngờ. Không chỉ ở mắt, máu rỉ ra từ tai, da đầu, móng tay, bàn tay, chân và cả lòng bàn chân của cô. Mỗi lần Preeti bị chảy máu thường kéo dài 1-2 tiếng, thậm chí vài ngày.
Các nhà khoa học nhận định hematidrosis thường xảy ra khi một người rơi vào trạng thái sợ hãi, căng thẳng quá độ.
Khi đó, cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách gia tăng giải phóng các chất hóa học như adrenalin, cortisol để đối phó với căng thẳng.
Hầu hết nghiên cứu cho thấy hội chứng này do căng thẳng quá mức và hệ thần kinh giao cảm gây ra. Vì vậy người bệnh cần điều trị những nguyên nhân trên và sẽ kiểm soát được việc ra mồ hôi máu.
Sự đáp ứng quá mức của cơ thể sẽ làm vỡ các mao mạch nhỏ dưới da. Điều đó khiến máu theo tuyến mồ hôi thoát ra bên ngoài, dẫn đến mồ hôi có màu đỏ như máu.
Trong giai đoạn 1996-2016, tổng cộng 25 trường hợp bị hội chứng mồ hôi máu được ghi nhận trên thế giới. Trong đó, 21 người là nữ và độ tuổi trung bình là 13.
Hầu hết bệnh nhân ở châu Á, đa phần ở Ấn Độ. Số lượng bệnh nhân mắc hội chứng này đang tăng trong những năm gần đây.
Hiện nay, để ngăn chặn triệu chứng chảy máu từ bề mặt da, bác sĩ thường điều trị bằng các loại thuốc an thần, chống trầm cảm, giảm huyết áp, bù lượng nước bị mất do mất mồ hôi và máu.
Theo Minh Anh/Người Đưa Tin

>> xem thêm

Bình luận(0)