Loại virus bí ẩn khiến hơn 1.000 bệnh nhân không thể ngừng cười

Google News

Triệu chứng chung của những bệnh nhân mắc bệnh nảy là cười không ngừng, không dứt dù họ thực sự không muốn và hàng loạt các triệu chứng khác.

Theo đó, mọi chuyện bắt đầu vào ngày 30/1/1962, tại một trường trung học nữ sinh  do các nữ tu quản lý ở ngôi làng Kashasha, thuộc vùng Kagera, Tanganyika (ngày nay là Tanzania). 3 nữ sinh ờ vùng này đột nhiên cất tiếng cười lớn theo cách bất thường.

Loai virus bi an khien hon 1.000 benh nhan khong the ngung cuoi

Ảnh minh họa

Lúc đầu, người lớn cho rằng, 3 nữ sinh này có chuyện gì vui vẻ, nhưng không, họ đã không thể ngừng tiếng cười của mình được suốt nhiều giờ. Thâm chí, 3 nữ sinh này đã cười nhiều tới mức ngất đi vì mệt. Sau đó không lâu, chứng bệnh cười này đã lây lan ra nhiều học sinh khác trong trường và liên tiếp lây sang những ngôi trường khác ở làng xung quanh. Tất cả những người này có biểu hiện chung là cười một cách không thể kiểm soát, dù thực sự bản thân không hề vui vẻ, ngược lại còn mang tâm trạng lo lắng và sợ hãi. Họ có thể cười trong vài giờ, thậm chí là vài ngày, sau đó xuất hiện một số triệu chứng khác như phát ban, đau đớn và ngất xỉu.

Loai virus bi an khien hon 1.000 benh nhan khong the ngung cuoi-Hinh-2

Ảnh minh họa

Chứng bệnh cười này đã lây lan ra hơn 1.000 người, hầu hết trong số đó đều là học sinh. Ngày 18/4/1962, 14 trường học ở Tanganyika đã phải đóng cửa tạm thời khi tỷ lệ học sinh mắc phải lên tới 60%. Bắt đầu từ đó, dịch bệnh này được gọi là dịch bệnh cười Tanganyika.

Triệu chứng chung của dịch bệnh cười thường là không thể ngừng cười, cười tới chảy nước mắt. Những trận cười kéo dài từ vài giờ, thậm chí dài nhất đến tận 16 ngày. Kèm theo đó, bệnh nhân có thể bị bồn chồn, lo lắng, không ngừng vận động, thỉnh thoảng đi kèm bạo lực và ngất xỉu vì quá mệt.

Vào năm 2007, nhà nghiên cứu Christian Hempelmann công bố nghiên cứu Humor: International Journal of Humor Research về dịch cười. Ông kết luận, đây là trường hợp biến thể vận động của bệnh tâm lý hàng loạt (hysteria mass).

Về cơ bản, hysteria mass là phản ứng trước sự căng thẳng, phổ biến với nhóm người cảm thấy bất lực. Theo đó, các học sinh của trường Kashasha có lẽ đã phải trải qua giai đoạn áp lực tâm lý nghiêm trọng. Họ xa nhà lần đầu tiên, chịu nhiều quản thúc và quy định theo tín ngưỡng.

Một số trường học ở miền Trung châu Phi cũng gặp tình trạng phản ứng tương tự dịch cười nói trên. Vài nữ sinh trong ngôi trường ở Tanzania đã ngất, khóc nức nở, la hét hoặc chạy quanh trường vì áp lực thi cử.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa có kết luận cụ thể về dịch bệnh cười đã gây ảnh hưởng cho học sinh và người dân Tanganyikan suốt một năm. Còn Tanganyika laughter epidemic vẫn là ẩn số.

Theo Minh Tú/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)