Khi đàn ông không làm ra tiền, cuộc sống gia đình có thành địa ngục?

Google News

Người Việt quan niệm: “Đàn ông là cái giỏ, đàn bà là cái hom”. Đàn ông làm ra tiền, đàn bà giữ tiền. Thế nhưng có những gia đình không theo nếp ấy, người làm ra tiền trong nhà không phải là người đàn ông? Điều gì sẽ xảy ra?

Chồng chị Hà là kỹ sư xây dựng. Anh có tay nghề, nhưng thiếu kiên nhẫn và thiếu tận tâm với khách hàng. Chỉ giao dịch vài ba lần là khách hàng bỏ ngang, anh hiếm khi ký được hợp đồng. Thu nhập của anh thất thường, anh không mấy khi góp phần trang trải các khoản chi tiêu ăn uống, học hành của con cái, lo cho cha mẹ hai bên... Đương nhiên, vợ anh là người gánh vác chính cái gánh nặng kinh tế gia đình.
Còn chồng chị Minh vốn là thợ làm nhôm kính. Anh khá lành nghề, nhưng không thích làm thợ. Những hợp đồng anh nhận được đều do học trò của anh làm, mà hầu hết những cậu thợ học việc ở chỗ anh thường không trụ được lâu. Bởi vậy, khách hàng chê những sản phẩm non tay từ cửa hàng, anh dần dần mất khách. Năm thì mười họa mới có một người đặt hàng, cuối cùng anh đành phải đóng cửa tiệm, nằm nhà. Mọi thứ chi tiêu trong nhà, đều trông chờ vào đồng lương giáo viên mầm non của vợ.
Những câu chuyện như vậy không phải là hiếm gặp, mặc dù trong quan niệm gia đình truyền thống của người Việt, đàn ông luôn là trụ cột gia đình, trước hết là về mặt kinh tế.
Thực ra trong gia đình, người làm ra nhiều, người làm ra ít tiền cũng là chuyện bình thường. Không mấy gia đình có cả hai người cùng kiếm được nhiều tiền như nhau.
Khi dan ong khong lam ra tien, cuoc song gia dinh co thanh dia nguc?
Khi phải trở thành trụ cột kinh tế của gia đình, cảm giác nặng nề, mệt mỏi, bực bội thường xuất hiện ở người vợ 
Thế nhưng, trong khi việc vợ làm ra ít tiền không thành vấn đề, thậm chí là chuyện hết sức thông thường, thì việc người chồng kiếm được ít tiền, hoặc không làm ra tiền khiến cho gia đình đối mặt với những nguy cơ xáo trộn không nhỏ. Trước hết, đó sẽ là những xung đột hằng ngày, dù nhỏ, nhưng xảy ra thường xuyên để xác lập lại vị trí người chủ gia đình, người có tiếng nói quyết định trong những vấn đề quan trọng.
Ở người vợ, người gánh vác gánh nặng gia đình, thường xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nặng nề. Dù cam chịu tới đâu, tâm lý đến mức nào thì cũng khó có thể tránh nổi cảm giác phải nuôi một người chồng vô tích sự. Tâm lý bực bội, coi thường chồng, dù muốn hay không cũng bắt đầu xuất hiện. Bởi dù thế nào, thì việc nằm nhà để vợ lo gánh nặng kinh tế, cũng thể hiện sự bất lực, sự yếu mềm, thiếu ý chí, nghị lực của người đàn ông, chưa nói đến năng lực, đến chí tiến thủ và cảm giác tự trọng mà bất kỳ người đàn ông nào cũng phải có. Chưa hết, tâm lý của những người đàn ông không làm ra tiền cũng không ổn định, khó lường
Người đàn ông không làm ra tiền, biết mình không đứng vững ở vị trí làm chủ gia đình thường có tâm lý muốn khẳng định uy quyền của người chồng. Họ thường vẫn muốn giữ tiếng nói định đoạt mọi công việc và đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của những người trong gia đình, đặc biệt là người vợ. Nếu người vợ không nắm được nét tâm lý này để có cách xử trí khéo léo thì rất dễ dẫn đến chuyện cơm không lành, canh chẳng ngọt.
Họ mang tâm lý tự ti, mặc cảm của người yếu thế nên thường nuốt không trôi cảm giác mình mất quyền quyết định, quyền điều hành gia đình hoặc quyền quyết định chỉ còn trên danh nghĩa. Bởi vậy, họ dễ tự ái, dễ nổi nóng, trở nên nhạy cảm, suy diễn thái quá.
Khi dan ong khong lam ra tien, cuoc song gia dinh co thanh dia nguc?-Hinh-2
 Người đàn ông không làm ra tiền thường mang tâm lý tự ti, mặc cảm của người yếu thế
Người chồng không làm ra tiền thường có cảm giác bất mãn với bản thân và cuộc sống gia đình. Khi không có tiền trong tay, họ bắt buộc phải ngửa tay xin tiền của vợ để tiêu xài. Đương nhiên, cuộc sống không dư dật sẽ khiến họ có cảm giác bứt rứt, buồn bực, chán nản. Cuộc sống tinh thần của họ thực sự u ám, khi không thể nói theo ý mình, khi không phải muốn làm gì thì làm. Sự lệ thuộc là không thể chối cãi.
Cảm giác nghi ngờ bạn đời, nhất là nghi ngờ ngoại tình xuất hiện thường xuyên. Người đàn ông trở nên đa nghi, soi xét mọi dấu hiệu của bạn đời và thường gán cho những sự việc bình thường nhất một động cơ xấu, một sắc thái xấu, sắc thái của sự phản bội, của sự bạc lòng. Cảm giác nghi ngờ này xuất phát tự sự thiếu tự tin vào bản thân, cùng với tâm lí lo sợ mất vị thế, hình ảnh trong mắt người bạn đời. Những nghi ngờ này đầu độc hôn nhân vì đó thường là những nghi ngờ vô căn cứ.
Cảm giác mất vị thế đem lại sự lệ thuộc tình cảm: lệ thuộc càng sâu càng thấy chới với. Họ có xu hướng đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn từ phía bạn đời. Sự chăm sóc thường xuyên đó đem lại cảm giác an tâm, lấp đi cái cảm giác chới với, bất an thường ám ảnh. Tất nhiên, điều đó càng đặt ra thêm nhiều thử thách đối với người phụ nữ của gia đình.
Hôn nhân thực sự đứng trước những thử thách không nhỏ, khi người đàn ông không kiếm ra tiền. Cách cư xử tâm lí, khéo léo, cảm thông của người vợ sẽ làm dịu đi những cảm xúc tiêu cực ở người đàn ông. Sự thấu hiểu, chia sẻ của cả hai bên là hết sức quan trọng để giữ sự ổn định trong gia đình. Cả vợ và chồng đều phải có thiện chí vun đắp hôn nhân, thì mới dễ giải quyết được những vấn đề nảy sinh, đặc biệt là vấn đề tâm lý.
Đương nhiên, khi tình yêu thương vẫn còn, và cả hai bên đều hướng đến mục đích chung là xây dựng, vun đắp một gia đình hạnh phúc thì không gì là không thể vượt qua.
Theo Hưng Lợi/Thế giới Tiếp thị

>> xem thêm

Bình luận(0)