Khám phá thú vị: mùi của tình yêu

Google News

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng chỉ một lần ngửi thấy mùi cơ thể của ai đó là có thể đủ để “đốn hạ” tim bạn.  

Một số loài động vật sử dụng mùi hôi từ khi còn rất nhỏ để tạo sự gắn kết với các thành viên trong gia đình. Con người cũng có thể phát triển các mối quan hệ theo cách tương tự.
Theo các nhà khoa học, cách phản ứng của chúng ta đối với mùi cơ thể của người khác có thể là một mắt xích quan trọng trong mối liên hệ giữa người với người, trong tình yêu và quyết định có thích nhau hay không.
Kham pha thu vi: mui cua tinh yeu
 Chỉ một lần ngửi thấy mùi cơ thể của ai đó là có thể đủ để “đốn hạ” tim bạn.
Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng chỉ một lần ngửi thấy mùi cơ thể của ai đó là có thể đủ để “đốn hạ” tim bạn. Phát hiện này cũng là chìa khoá để lý giải cách con người kết nối với nhau, quyết định có thích nhau hay không.
Một số loài động vật sử dụng mùi hôi từ khi còn rất nhỏ để tạo sự gắn kết với các thành viên trong gia đình. Con người cũng có thể phát triển các mối quan hệ theo cách tương tự.
Theo các nhà khoa học, cách phản ứng của chúng ta đối với mùi cơ thể của người khác có thể là một mắt xích quan trọng trong mối liên hệ giữa người với người, trong tình yêu và quyết định có thích nhau hay không.
Các nhà khoa học gọi sự thay đổi này là nguồn gốc của một quá trình được biết đến với tên gọi “chuyển đổi chất dẫn truyền thần kinh”.
Kham pha thu vi: mui cua tinh yeu-Hinh-2
 : Hình ảnh đồng tụ về bộ não của con nòng nọc cho thấytế bào thần kinh mang chất dẫn truyền dopamine (màu xanh) - kiểu tế bào tăng lên khi nhận diện được người thân và tế bào thần kinh mang chất dẫn truyền GABA (màu đỏ) - kiểu tế bào tăng lên khi mở rộng mối quan hệ xã hội.
Chất dẫn truyền thần kinh dopamine được tìm thấy ở mức cao khi tiếp xúc với các thành viên trong gia đình nhưng sẽ chuyển thành chất dẫn truyền GABA trong trường hợp tiếp xúc với mùi họ hàng nhân tạo hoặc sự thu hút không liên quan đến tính chất họ hàng.
“Có thể thấy những chất dẫn truyền thần kinh là thứ điều khiển các hành vi cụ thể” - tiến sĩ Dulcis nói.
Đồng tác giả nghiên cứu này, tiến sĩ Nick Spitzer chia sẻ: “Giao tiếp xã hội, dù là ở nơi làm việc, với bạn bè hay các thành viên trong gia đình, đều có nhiều yếu tố chi phối. Con người rất phức tạp, chúng ta có nhiều cách khác nhau để tạo sự liên kết xã hội và có vẻ như phản ứng với các kích thích khướu giác có đóng góp vào việc này”.
Nghiên cứu cũng đưa ra ví dụ về cách một con cừu non bị tách khỏi gia đình có thể nhận ra họ hàng của nó lẫn trong đàn cừu khổng lồ trông con nào cũng giống con nào.
Theo Kim Minh/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)