Hoạt Cốt Vương quảng cáo như thuốc: Phải “nổ” mới bán được hàng?

Google News

(Kiến Thức) - Cục ATTP từng xử phạt Bảo Sinh Đường 100 triệu đồng do vi phạm quảng cáo TPBVSK Hoạt Cốt Vương. Tuy nhiên, công ty này vẫn ngang nhiên coi thường luật pháp, tiếp tục các hành vi vi phạm quảng cáo TPCN như thuốc.

Chưa đầy nửa năm sau khi TPCN Hoạt Cốt Vương bị phạt 100 triệu đồng vì quảng cáo gây hiểu lầm như thuốc, thì mới đây, như Kiến Thức vừa đưa tin: Hoạt Cốt Vương lại tiếp tục quảng cáo như thuốc... lừa dối người tiêu dùng Việt?
Hoat Cot Vuong quang cao nhu thuoc: Phai “no” moi ban duoc hang?
 Hoạt Cốt Vương quảng cáo như thuốc: Phạt... không sợ, phải “nổ” mới bán được hàng?
Mức phạt 100 triệu đồng chưa đủ nặng khiến Bảo Sinh Đường thôi quảng cáo thổi phồng Hoạt Cốt Vương như thuốc?
Theo tìm hiểu của Kiến Thức, tháng 12/2018, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, đã quyết định xử phạt Công ty TNHH Thương mại Bảo Sinh Đường (Địa chỉ: 131/22 Kinh Dương Vương, Phường 12, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) 100 triệu đồng.
Lý do xử phạt: Công ty Bảo Sinh Đường quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoạt Cốt Vương trên một tờ báo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Đồng thời trong nội dung quảng cáo sản phẩm Hoạt Cốt Vương của Bảo Sinh Đường có đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
Cùng với xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc cơ sở tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm, cải chính thông tin theo quy định.
Tuy nhiên, hình thức xử phạt này có lẽ chưa đủ sức răn đe đối với Công ty Bảo Sinh Đường nên công ty này vẫn ngang nhiên tiếp tục hành vi vi phạm quảng cáo thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoạt Cốt Vương gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh?!
Phải quảng cáo thổi phồng Hoạt Cốt Vương như thuốc mới bán được hàng?
Không chỉ quảng cáo tâng bốc, “nổ” quá đà về công dụng sản phẩm trên trang web http://hoatcotvuong.com với những thông tin khẳng định khả năng “đặc trị bệnh xương khớp”, “điều trị dứt điểm bệnh”, nhãn hàng còn đăng tải nhiều nội dung quảng cáo tương tự trên tài khoản facebook Hoạt Cốt Vương (địa chỉ @hoatcotvuonghcm).
Phản ánh tới Kiến Thức, bác Nguyễn Minh Đạt bức xúc nói: “Tôi cho rằng, họ đang nói quá lên về công dụng sản phẩm khi chữa được tận gốc các bệnh xương khớp, thậm chí loại bỏ được gai xương. Chính cách quảng cáo này của họ khiến tôi e ngại. Ngay từ thông điệp quảng cáo đã có cảm giác họ đang lừa dối người tiêu dùng, khiến tôi khó có thể tin là sản phẩm chất lượng”.
Theo bác Đạt, phải chăng cứ phải quảng cáo thổi phồng Hoạt Cốt Vương như thuốc mới bán được hàng, nên Công ty Bảo Sinh Đường đã làm cái việc vô trách nhiệm vậy? Cục An toàn thực phẩm và cơ quan chức năng cần có hình thức xử phạt tăng nặng với những nhà sản xuất, nhà cung cấp thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nếu họ cứ tiếp tục vi phạm, coi thường pháp luật.
Hoat Cot Vuong quang cao nhu thuoc: Phai “no” moi ban duoc hang?-Hinh-2
Nội dung quảng cáo Hoạt Cốt Vương trên tài khoản facebook  @hoatcotvuonghcm
Hiện, trên các phương tiện này, tất cả nội dung quảng cáo sản phẩm Hoạt Cốt Vương không hề nhắc đến chữ Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cũng không có dòng chữ “Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” theo qui định. Thay vào đó, sản phẩm Hoạt Cốt Vương lại được quảng cáo như thuốc với “3 bước chữa tận gốc các bệnh xương khớp: Tẩy cốt – Loại bỏ chất độc; Hoạt cốt – Loại bỏ gai xương, sơ xương; Chữa cốt – Nuôi dưỡng xương cốt, ngăn ngừa tái phát”.
Một hành vi vi phạm khác nữa của nhãn hàng này là nêu chi tiết công dụng từng thành phần sản phẩm, với những từ ngữ gây hiểu nhầm cho người bệnh, chẳng hạn như “thần thảo”, thảo dược quý, phương thuốc, vị thuốc, chữa nhiều bệnh thấp khớp, điều trị bệnh viêm khớp,…
Hoat Cot Vuong quang cao nhu thuoc: Phai “no” moi ban duoc hang?-Hinh-3
Hình ảnh trên trang web hoatcotvuong.com 
Ngay cả hành vi vi phạm do “đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh” đã từng bị xử phạt, nhãn hàng ngang ngược phớt lờ, vẫn tiếp tục vi phạm. Trong phần trải nghiệm khách hàng, trang web hoatcotvuong.com vẫn đăng tải hình ảnh nhiều khách hàng cùng với những chia sẻ của họ về việc sử dụng sản phẩm.
Hoat Cot Vuong quang cao nhu thuoc: Phai “no” moi ban duoc hang?-Hinh-4
Hình ảnh trên trang web hoatcotvuong.com 
Với những nội dung quảng cáo tâng bốc sản phẩm TPBVSK Hoạt Cốt Vương gây hiểu nhầm là thuốc, đồng thời đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh, rõ ràng nhãn hàng này đã vi phạm những qui định pháp luật. Thậm chí, việc cố tình ngang ngược, tiếp tục vi phạm sau khi đã bị cơ quan chức năng xử phạt có thể coi là hành vi coi thường pháp luật, cần phải xem xét là yếu tố tăng nặng để xử lý nghiêm.
Khoản 3, Điều 3 của Thông tư 08/2013/TT – BYT hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định rõ các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm đó là “Quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh”.
Theo Khoản 4, Điều 5, Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quảng cáo cũng nêu rõ: Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
Tại Điểm d Khoản 2 Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BYT ngày 25 tháng 05 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế quy định: Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm.
Kiến Thức tiếp tục làm rõ và thông tin đến bạn đọc về việc sản phẩm TPBVSK Hoạt Cốt Vương quảng cáo như thuốc điều trị bệnh xương khớp.
An Lê

>> xem thêm

Bình luận(0)