Hi sinh tuổi xuân trả nợ thay mẹ chồng, con dâu nhận kết cay đắng

Google News

Tưởng rằng chục năm ròng gánh khoản nợ cho mẹ chồng sẽ giúp tôi và gia đình chồng càng thêm gắn bó, bền chặt. Vậy mà chỉ vì không sinh được con trai, tôi bị mẹ chồng hắt hủi phải ra đi trong uất hận và đau đớn.

Ngày anh dẫn tôi về ra mắt, thấy nhà cửa khang trang, giàu có, mẹ chồng tử tế, tôi nghĩ mình sẽ có tương lai hạnh phúc. Nhưng sau ngày cưới 1 tháng, tôi mới biết rằng phía sau sự hào nhoáng ấy là một khoản nợ kếch xù do gia đình chồng tôi do đầu tư tràn lan và đứng trước nguy cơ phá sản.
Sau khi về làm dâu, tôi ngày ngày phải chứng kiến cảnh chủ nợ đến nhà vây kín, dọa nạt đòi trả tiền, xiết nhà… Số vàng cưới mẹ trao cho con dâu, bà tìm cách lấy lại hết để trả nợ.
Hi sinh tuoi xuan tra no thay me chong, con dau nhan ket cay dang
Ảnh minh họa.
Thời điểm tôi mang bầu, bố mẹ chồng liên tục bị khủng bố vì nợ nần, gia đình rơi vào bế tắc nên chồng tôi bỏ vào nam làm ăn. Chán nản, tôi định quay về nhà mẹ đẻ nhưng chứng kiến cảnh bố chồng đột quỵ, mẹ chồng khổ sở, tôi không đánh lòng mà tiếp tục cùng bà chống chọi với khó khăn.
Tôi bàn với mẹ bán căn nhà đất, mua căn hộ chung cư nhỏ sống, dành số tiền đó trang trải bớt nợ nần. Số nợ còn lại khoảng hơn 3 tỷ, tôi đứng ra xin khất và trả dần. Mặc dù mẹ chồng là người vay nợ nhưng vì bà lớn tuổi nên chủ nợ ép tôi phải ký giấy trả nợ thay. Thương mẹ chồng, tôi đồng ý. 
Từ đó tôi bắt đầu quãng đời 10 năm ròng rã vừa đi làm, vừa lo trả nợ thay nhà chồng.
Tôi làm phiên dịch cho công ty nước ngoài, tối đến ôm thêm tài liệu dịch cho các nơi. Mỗi ngày tôi chỉ ngủ được 4 tiếng. Nhìn tôi, bạn bè không còn nhận ra cô hoa khôi thời đại học nằm nào. Trước đây tôi đầy đặn, mái tóc dài mượt, khuôn mặt tươi như hoa thì giờ da dẻ xác xơ, đôi mắt trũng sâu.
Đến khi con gái 5 tuổi, chồng tôi chuyển ra Bắc. Vợ chồng đoàn tụ, tôi sinh thêm cô con gái nữa. Lương chồng vẫn vậy, chỉ đủ đóng tiền học và lo ăn uống cho con, mọi chi tiêu trong nhà tôi vẫn lai lưng ra gánh vác.
Sau quãng thời gian dài cùng trải qua vất vả, khó khăn, tình cảm mẹ chồng - nàng dâu rất tốt đẹp. Mẹ chồng gặp ai cũng khen tôi giỏi giang, tốt tính. Nhìn gia đình yên ấm với tôi thế là đủ, không cần so đo hơn thiệt.
Nhưng cuộc đời chẳng ai biết trước được chữ ngờ. Khi số nợ cũ trả gần xong, mẹ chồng bắt đầu giục vợ chồng tôi sinh thêm cậu con trai nối dõi. Bao năm nay bà vẫn mong mỏi có thằng đích tôn để hương hỏa. Cũng từ đây bi kịch cuộc đời tôi bắt đầu.
Tôi đã có 2 con gái và không có ý định sinh thêm. Nhưng lần nào về quê, chồng cũng bị chú bác gièm pha vì tội sinh hai con ‘vịt trời’, bé thì ăn hại, lớn thì bay đi. Mỗi lần như vậy, mẹ chồng tôi lại tức nghẹn họng, đứng ngồi không yên.
Thấy mẹ như vậy, chồng tôi thủ thỉ sinh thêm đứa nên tôi cũng đồng ý. Nhưng thả suốt 1 năm trời, tin vui mãi chưa đến. Tôi đi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán tôi bị suy buồng trứng, nội tiết kém, cộng thêm tuổi tác cao, công việc vất vả, khả năng thụ thai tự nhiên là khó. Hai vợ chồng tôi quyết định gom tiền, tìm mụn con trai.
Hai lần cấy phôi với bao hi vọng đều thất bại. Chồng tôi thay đổi hẳn thái độ, lạnh nhạt vợ con ra mặt. Mẹ chồng ra lườm vào nguýt. Từ chỗ hay cười nói, bà quay ra chỉ trích tôi là loại đàn bà vô phúc, không biết đẻ. Hai đứa con gái chứng kiến bà nội đối xử với mẹ thậm tệ, chúng cũng phản ứng. Bà nội cho rằng tôi xúi giục con cái láo hỗn.
Đến một hôm, tôi đau khổ phát hiện chồng ngoại tình với cô gái làm nghề cắt tóc, gội đầu. Ngày anh đưa cô ấy về nhà thông báo, sắp có con trai, lòng tôi chết lặng.
Rồi chồng ép tôi ký đơn ly hôn. Tôi từ chối liền bị anh đánh đập. Ngày nào anh cũng tra tấn tinh thần tôi. Sau trận đòn thập tử nhất sinh, tôi nhập viện cấp cứu, anh ta bỏ mặc mẹ con tôi để chăm người phụ nữ kia.
Không thể chịu được, tôi kí đơn ly hôn. Tôi đề cập đến số tiền mình bỏ ra trả nợ giúp mẹ chồng, bà trắng trợn quát, bảo tôi tự nguyện trả, bà không ép. Giờ tôi không có quyền đòi.
Tôi cay đắng, tủi nhục dắt hai con tay trắng rời khỏi nhà chồng. Ngay chiều hôm đó, mẹ con họ thuê xe ô tô đón nhân tình của chồng tôi về. Bao năm hi sinh, đổi lại là một kết cục đau đớn...
Theo Sương Mai/Lao Động

>> xem thêm

Bình luận(0)