Giữa tâm dịch bệnh tay chân miệng và sởi: Không để lây nhiễm chéo!

Google News

Những ngày này, tại 3 bệnh viện nhi đồng của TPHCM luôn trong tình trạng “căng” toàn sức để chống dịch tay chân miệng. Bên cạnh việc tiếp nhận, điều trị, một trong những vấn đề mà các bác sĩ luôn đặc biệt lưu ý là không để trẻ bị lây nhiễm chéo

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, bên cạnh số ca tay chân miệng tăng đột biến, tại bệnh viện còn có không ít trẻ mắc sởi. Đây cũng là một bệnh lây nhiễm rất nhanh. Ba tuần trước, bệnh viện phát hiện ca mắc sởi đầu tiên tại khoa Tim mạch, ngay lập tức đã báo động toàn bệnh viện để cách ly kịp thời, khống chế ca bệnh, không để bệnh lây lan. Hiện nay, bệnh viện xác định có khoảng gần 60 ca sởi, trong đó có 3-4 ca sốc.
Giua tam dich benh tay chan mieng va soi: Khong de lay nhiem cheo!
 Phòng cấp cứu của khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 luôn kín trẻ bị mắc tay chân miệng.
Cũng trong tình trạng tương tự, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ca sởi đầu tiên được phát hiện tại bệnh viện cũng tại khoa Tim mạch. Ngay lập tức, ca bệnh được cách ly, khoa Tim mạch ngưng nhận bệnh một tuần để xử lý triệt để mầm bệnh, không để lây lan.
Để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm chéo trong bệnh viện, bác sĩ Dư Tuấn Quy, khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, hai bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh trong thời điểm này là sởi và tay chân miệng. Để phòng ngừa khả năng lây nhiễm chéo, khoa đã bố trí 2 khu này cách biệt hoàn toàn. Khu sởi được cách ly riêng biệt, có khu vệ sinh và cầu thang đi hoàn toàn riêng. Trong khu sởi được bố trí đầy đủ máy móc, từ máy trợ thở đến các phương tiện cần thiết cho bệnh nặng để bệnh nhi mắc sởi không phải chuyển ra khu bên ngoài. Người nhà nuôi bệnh nhi sởi phải cố định một người và phải đảm bảo các biện pháp vệ sinh cần thiết khi vào nuôi bệnh như rửa tay xà phòng, đeo khẩu trang.
Bệnh tay chân miệng cũng được bố trí khu vực riêng. Hiện tại, số trẻ mắc tay chân miệng đang chiếm số đông trong khoa, đặc biệt ở phòng cấp cứu. Bệnh viện đã bố trí thêm một khu bổ sung với 3 phòng bệnh để có đủ giường tiếp nhận các ca tay chân miệng mới.
Bác sĩ Quy cho biết, cùng với các biện pháp cách ly, các bác sĩ còn tư vấn đầy đủ cho người nhà bệnh nhân biết con họ bị bệnh gì, cần nằm khoa nào, khu vực nào và cần tránh những gì để đề phòng việc người lớn mang mầm bệnh từ phòng này sang phòng khác lây nhiễm cho trẻ.
Theo An Nhiên/Infonet

>> xem thêm

Bình luận(0)