Dù nhà chật hẹp đến mấy cũng cần phải trồng ngay cây này

Google News

Dù nhà chật hẹp đến mấy cũng cần phải trồng ngay cây này nếu không bạn sẽ hối hận đấy.

Trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, giáo sư Đỗ Tất Lợi mô tả cây chanh là loại cây nhỏ nhắn hay có gai, gai dài 35 mm, búp non có màu đỏ. Lá hình trứng hay hình dài, dài 5,5-11 cm, rộng 3,5-6 cm, mép có răng cưa. Hoa trắng, nhuốm tím hạt hay đỏ tím, mọc đơn độc thành từng chùm 2-3 hoa. Lá có hình mũi mác, nhẵn hơi có lông. Quả nhỏ, vỏ mỏng nhẵn, chia thành 10-12 múi, mỗi múi chứa 2-3 hạt. Cơm quả rất chua.
Về phân bố, giáo sư Đỗ Tất Lợi cho hay chanh được trồng khắp ở nước ta. Mùa hoa của cây vào tháng 3-5, mùa quả từ tháng 6-9. Ngoài ra, người dân còn trồng một vụ chanh chiêm vào tháng 1-2.
Người dân trồng loại cây này chủ yếu lấy quả để ăn, lá làm gia vị. Trong Đông y, chanh được tận dụng từ quả, lá, rễ để làm vị thuốc, được thu hái gần như quanh năm, dùng cả tươi và khô.
Lớp vỏ xanh của chanh chứa tinh dầu là một chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm chanh, còn vỏ trắng chứa pectin.
Du nha chat hep den may cung can phai trong ngay cay nay
Ảnh minh họa. 
Giáo sư Lợi cho biết rong dịch quả chanh có 80-82% nước, 5-7% axit xitric, 1-2% xitrat axit canxi, kali, xitrat ety và 0,4-0,5% axit malic. Ngoài ra còn 0,4-0,75% đường interverti, 0,5% sacaroza, 0,75-1% protit. Độ tro 0,5%, vitamin C 65 mg trong 100 g dịch tươi.
Lá chanh chứa tinh dầu mùi thơm dễ chịu. Hàm lượng tinh dầu trong lá thay đổi từ 0,33-0,5%. Ngoài ra,lá còn chất stachydrin, một dẫn xuất của prolin.
Một số món ăn - bài thuốc có chanh:
Nước chanh: vắt lấy nước, thêm nước sôi nguội, có thể thêm đường hay muối vừa đủ. Chống nắng, chống nóng, giải khát.
Chanh ướp muối đường: chanh tươi bóc bỏ vỏ, bỏ hột, dầm nát, thêm chút muối hoặc đường tùy ý, ngậm ít một. Dùng cho các trường hợp lợm giọng, buồn nôn, nôn ói, nóng rát vùng thượng vị.
Chanh ướp muối: chanh bóc vỏ, bỏ hột, ướp muối khoảng 12 tiếng. ăn hay ngậm tùy ý. Dùng cho trường hợp sốt nóng, viêm họng, viêm thanh phế quản, đờm đặc, ho khan, khản giọng.
Gà ướp chanh quay: gà 1 con, chanh 1 quả, đường trắng 1 thìa, dầu vừng 1 thìa, muối ăn vừa đủ. Gà làm sạch, chặt miếng, chanh vắt lấy nước bỏ hạt, cùng đường, dầu và muối để ướp thịt gà trong 20 phút. Cho lên chảo đun to lửa cho chín tái, sau đun nhỏ lửa cho chín nục. Dùng cho trường hợp ho khan do viêm khí phế quản, ăn kém, đầy bụng, chậm tiêu.
Vịt hầm nước chanh: thịt vịt 240g, dứa tươi cắt lát 150g, trứng gà bỏ vỏ 45g, nước chanh 90g. Thịt vịt chặt miếng, ướp nước chanh, tẩm bột gạo, cho lên chảo chiên nhỏ lửa cho chín phồng; sau đó cho gia vị, giấm, dầu vừng, xào lại, cho dứa vào, đun chín. Dùng cho trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt, kích ứng, sốt nóng, khát nước, môi họng khô (âm hư dương cang huyễn vững phiền khát).
Theo An Nhiên/Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)