Đeo kính áp tròng: Mắt long lanh hóa mù lòa vì ký sinh trùng

Google News

Giá rẻ, kính nhỏ, gọn, nhiều màu sắc phù hợp với khuôn mặt, đem lại vẻ ngoài xinh xắn, rạng rỡ...là những lý do khiến nhiều người lựa chọn đeo kính áp tròng.

Đeo kính áp tròng – lựa chọn thời trang
Hiện nay, càng nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ lựa chọn đeo kính áp tròng thay vì những mắt kính cận vướng víu, lụm thụm như trước. Với ưu điểm nhỏ gọn, với 3 loại phổ biến như cứng, mềm và giãn tròng, đặc biệt có cả loại không màu và nhiều màu, phù hợp với sở thích của từng người.
Deo kinh ap trong: Mat long lanh hoa mu loa vi ky sinh trung
Đeo kính áp tròng - lựa chọn thời trang của nhiều bạn nữ hiện nay. 
Giá kính áp tròng không màu hiện nay khoảng 30.000 – 50.000 đồng/cặp, loại nhiều màu phổ biến từ 150.000 – 250.000 đồng/cặp. Kính áp tròng cũng có loại dùng một ngày và nhiều ngày từ cả tuần cho tới nửa năm.
Với ưu điểm, giá rẻ, kích thước nhỏ, gọn, không vướng víu, có thể thoải mãi tham gia các môn thể thao, trò chơi yêu thích…đặc biệt nhiều màu sắc phù hợp với từng loại da và khuôn mặt, đem lại vẻ ngoài xinh xắn, rạng rỡ cho các bạn nữ…
Nhiễm ký sinh trùng, mù mắt vì đeo kính áp tròng
Mới đây, một người đàn ông người Malaysia bị nhiễm trùng mắt nặng vì đeo kính áp tròng. Nguyên nhân bị nhiễm trùng là do anh này ngủ quên không tháo kính áp tròng. Bác sĩ cho biết, anh bị ký sinh trùng ăn mòn giác mạc, và mù tạm thời. Nếu để tình trạng tiến triển nặng hơn, nguy cơ phải thay giác mạc là rất cao.
Đây không phải trường hợp duy nhất. Trước đó, Jessica Greaney (18 tuổi), sống tại Mỹ thấy mắt sưng phù, đỏ và nước mắt chảy giàn giụa. Sau khi khám, bác sỹ phát hiện 1 sinh vật như con giun nhỏ nằm trong mắt cô gái trẻ. Đó là một loại ký sinh trùng ăn giác mạc. Theo bác sĩ, kính áp tròng của Jessica Greaney đã bị nhiễm khuẩn.
Các nhà khoa học thế giới khuyến cáo, ký sinh trùng Acanthamoeba là kẻ thù tiềm tàng đối với mọi người sử dụng kính áp tròng. Loại ký sinh trùng đơn bào bé nhỏ này thường được tìm thấy trong nước máy, bụi, ngoài biển và các bể bơi. Chúng có thể tự vỗ béo bằng cách ăn các vi khuẩn tồn tại trong những mắt kính áp tròng bẩn.
Khi các kính áp tròng nhiễm ký sinh trùng được gắn vào mắt người, Acanthamoeba bắt đầu ăn mòn giác mạc, lớp ngoài cùng của nhãn cầu và sinh sôi nảy nở. Hậu quả sẽ dẫn đến các triệu chứng mắt ngứa rát, chảy nước mắt sống, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phồng mí trên và đau mắt.
Deo kinh ap trong: Mat long lanh hoa mu loa vi ky sinh trung-Hinh-2
Đeo kính áp tròng sai cánh là một trong những nguyên nhân khiến ký sinh trùng ăn mòn giác mạc, mù mắt. 
Không những vậy, theo các chuyên gia, kính áp tròng màu thường có các thành phần hóa học quá mức, kết hợp thói quen xấu khi đeo kính hoặc mắt bị nhạy cảm với thời tiết gây ra tắc nghẽn ở mắt, viêm ở mắt, thiếu oxy. Tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng làm mắt biến dạng gây các bệnh nghiêm trọng như thủng giác mạc mắt và nguy cơ bị mù mắt vĩnh viễn.
Những thói quen xấu phải bỏ khi đeo kính áp tròng
+ Không nên đeo kính áp tròng ở dưới nước. Bởi ở ao, hồ, bể bơi chứa nhiều vi khuẩn, tạo điều kiện cho chúng bám vào mắt kính và xâm nhập vào mắt ăn mòn giác mạc.
+ Tuyệt đối không đeo khí áp tròng khi đi ngủ. Đeo kính qua đêm khiến mắt thiếu oxy, khô giác mạc khiến mắt dễ bị viêm nhiễm.
+ Rửa tay sạch khi đeo – tháo kính. Ở tay tập trung rất nhiều vi khuẩn, khi tiếp xúc với kính sẽ khiến vi khuẩn lan rất nhanh.
+ Vệ sinh kính đúng cách. Đây là khâu quan trọng không thể bỏ qua, bởi không vẹ sinh đúng cách, vệ sinh ngay ở dưới nước, vi khuẩn vẫn còn tồn tại trên mắt kính. Do vậy, nên rửa kính cẩn thận bằng dung dịch chuyên dụng trước khi ngâm. Ngoài ra, nước ngâm kính áp tròng cũng nên được thay hàng ngày.
Theo Cẩm Cù/Phununews

>> xem thêm

Bình luận(0)