Đậu phụ: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo mang họa vào thân

Google News

Đậu phụ được làm từ sữa đậu nành đông, không chứa gluten và ít calo. Đậu phụ có thể giúp chống lại được nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, tim mạch... Tuy nhiên không phải ai ăn nhiều đậu phụ cũng tốt.

Đậu phụ chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe với các lợi ích sau đây:
Ngừa bệnh tim mạch: Chất isoflavine trong đậu phụ có thể giúp giảm mức cholesterol xấu LDL. Vậy nên, việc tiêu thụ đậu phụ hàng ngày có thể giúp bạn duy trì cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và lượng cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Dau phu: Cuc tot va cuc doc, biet ma tranh keo mang hoa vao than
Ảnh minh họa: Internet 
Tiêu thụ protein từ đậu phụ thay cho protein động vật còn có thể giúp bạn giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và huyết áp cao. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết bạn nên ăn ít nhất 25g protein đậu phụ mỗi ngày để kiểm soát mức cholesterol.
Giảm nguy cơ ung thư: Một số nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm đã cho thấy genistein và isoflavone chứa nhiều trong đậu phụ có chức năng chống oxy hóa. Điều này có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thyroid (Anh) cho thấy isoflavone trong các sản phẩm đậu nành như đậu phụ ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp và có thể cản trở sự hấp thụ tuyến giáp. Nghiên cứu cũng cảnh báo ăn nhiều đậu phụ có thể tăng nguy cơ phát triển tuyến giáp.
Tuy từng có thông tin đậu phụ có thể dẫn đến ung thư vú do isoflavone có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen và nồng độ estrogen cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, song nếu bạn tiêu tụ ít hơn 350g mỗi ngày thì việc ăn các sản phẩm từ đậu nành không hề gây ảnh hưởng.
Phòng bệnh tiểu đường tuýp 2: Những người mắc tiểu đường tuýp 2 thường gặp bệnh thận, từ đó khiến cơ thể bài tiết quá nhiều protein qua nước tiểu. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chỉ tiêu thụ protein đậu phụ bài tiết ít protein hơn so với những người chỉ tiêu thụ protein động vật. Vậy nên, thói quen ăn đậu phụ điều độ mang đến lợi ích cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2.
Cải thiện chức năng thận: Protein, và đặc biệt là protein trong đậu phụ, có thể cải thiện chức năng thận và mang lại lợi ích cho những người đang chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Đậu phụ ngoài chứa nhiều protein còn có khả năng giảm nồng độ lipid trong máu nên có tác dụng tích cực với những người mắc bệnh thận mãn tính.
Dau phu: Cuc tot va cuc doc, biet ma tranh keo mang hoa vao than-Hinh-2
Protein, và đặc biệt là protein trong đậu phụ, có thể cải thiện chức năng thận và mang lại lợi ích cho những người đang chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Ảnh minh họa: Internet 
Giảm loãng xương: Isoflavone trong đậu phụ có thể giúp bạn tăng mật độ khoáng trong xương, đặc biệt là sau khi mãn kinh. Điều này sẽ giúp bạn giảm được tình trạng loãng xương do tuổi tác.
Ngừa tổn thương gan: Một nghiên cứu trên chuột đã cho thấy đậu phụ có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan do các gốc tự do gây ra.
Giảm triệu chứng mãn kinh: Một số nghiên cứu cho rằng tiêu thụ đậu phụ chứa nhiều phytoestrogen và genistein có thể giúp đối phó với triệu chứng mãn kinh như bị bốc hỏa.
Ngừa các bệnh về não: Các nghiên cứu về dân số đã chỉ ra rằng những vùng tiêu thụ nhiều đậu phụ hơn có tỷ lệ rối loạn tâm thần liên quan đến tuổi tác thấp hơn. Một nghiên cứu năm 2017 cũng cho rằng tác dụng của đậu phụ đối với bệnh nhân Alzheimer là tích cực.
Ngăn ngừa rụng tóc: Tóc của con người chủ yếu làm từ loại protein gọi là keratin. Nếu ăn đậu phụ, mái tóc của bạn được cung cấp protein cần thiết và luôn khỏe mạnh. 
Những tác dụng phụ của đậu phụ:
Mặc dù có nhiều lợi ích, việc tiêu thụ quá nhiều đậu phụ lại gây ra những rủi ro tiềm ẩn tối với sức khỏe.
Gây rối loạn tình dục ở nam giới: Theo nhà dinh dưỡng học Neha Sanwalka, Ấn Độ, ăn nhiều đậu phụ có thể gây rối loạn tình dục ở nam giới như làm thay đổi lượng testosterone, giảm ham muốn "yêu", số lượng và chất lượng tinh trùng.
Các vấn đề về tuyến giáp: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thyroid (Anh) cho thấy isoflavone trong các sản phẩm đậu nành như đậu phụ ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp và có thể cản trở sự hấp thụ tuyến giáp. Nghiên cứu cũng cảnh báo ăn nhiều đậu phụ có thể tăng nguy cơ phát triển tuyến giáp. 
Sỏi thận: Đậu phụ rất giàu oxalat, chịu trách nhiệm gây ra sỏi thận. Theo kết luận của một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Agriculture and Food Chemistry (Mỹ), sau khi oxalat được hấp thụ vào cơ thể từ đậu phụ, nó được bài tiết vào nước tiểu nhưng không thể chuyển hóa. Trong nước tiểu, nó kết hợp với canxi để tạo thành dạng muối không hòa tan của canxi oxalat, kết tủa tạo thành sỏi thận.
Ngăn ngừa hấp thụ chất khoáng: Đậu phụ có chứa axit phytic, liên kết với các chất khoáng như đồng, kẽm, canxi, magiê, do đó, nó ngăn ngừa đường ruột hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Tăng nguy cơ ung thư vú: Trong khi nhiều nghiên cứu được tiến hành để kiểm tra khả năng ngăn ngừa ung thư vú của đậu phụ, một nghiên cứu trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition (Mỹ) cho thấy hàm lượng isoflavone trong đậu phụ có thể gây đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh ung thư vú.
Theo Quảng An/Tiền Phong

>> xem thêm

Bình luận(0)