Đau đầu vì vợ xem chồng như “nồi cơm không đáy“

Google News

Tiền bạc do anh làm ra, vợ giữ cả rồi đem về phân chia cho nhà ngoại. Chị cứ xem anh như "nồi cơm không đáy".

Vì anh chị đều đi làm, lương khá nên cuộc sống cũng khá dễ dàng. Song, anh chẳng phải là đại gia. Oải thay, họ hàng nhà vợ anh không nghĩ vậy. Họ coi anh là kho ngân quỹ để tới rút tiền khi cần thiết.
Anh đang là cái “kho” để vợ bòn rút. Đồ gì anh mang về nhà cũng đều không cánh mà bay. Tiền bạc do anh làm ra, vợ giữ cả rồi đem về phân chia cho nhà ngoại. Chị cứ xem anh như nồi cơm không đáy.
Dau dau vi vo xem chong nhu
Tiền bạc do anh làm ra, vợ giữ cả rồi đem về phân chia cho nhà ngoại (Ảnh minh họa) 
Anh làm nhân viên kế toán của một ngân hàng thương mại cổ phần ở Hà Nội còn chị vợ bán hàng mỹ phẩm. Ngày anh chị cưới nhau, họ hàng nhà vợ tới dự rất đông.
Thực tình anh chỉ là nhân viên làm công ăn lương rất bình thường. Một lần đang sắp giờ tan tầm, anh nghe chuông điện thoại của vợ gọi. Vợ bảo anh: “Anh chuyển 10 triệu vào số tài khoản này giúp anh trai em. Chốc nữa anh ấy sẽ mang tiền qua chỗ làm trả anh”. Anh nấn ná không muốn thực hiện giao dịch vì sai nguyên tắc. Vì vợ liên hồi thúc giục, anh đành miễn cưỡng làm theo.
Đợi mãi, hết 5 giờ, 6 giờ, đến 7 giờ tối vẫn không thấy bóng anh vợ đem tiền đến trả. Chị trưởng phòng anh bắt phải nộp tiền vào quỹ để đóng giao dịch. Anh tá hỏa liên lạc với vợ. Vợ tỉnh bơ: “Có chục triệu bạc mà anh làm như to lắm. Chắc bác ấy bận việc nên chưa qua kịp. Anh ấy sẽ trả anh sau”.
Cuối cùng, anh phải gọi điện vay tiền em gái để bù vào tiền vừa gửi. Anh nuốt nghẹn chờ đợi. Cả năm trời sau, dù anh giục và đòi gián tiếp nhiều lần mà anh vợ vẫn không trả tiền.
Tiền lương hàng tháng của anh do vợ giữ. Anh chỉ được cầm một khoản nhỏ chi tiêu vặt. Những ngày lễ Tết, vợ anh thường tặng nhà ngoại quà cáp và tiền mặt hậu hĩnh. Còn bố mẹ chồng thì cô ấy chỉ mua vài cân hoa quả gửi về.
Anh tỏ thái độ không đồng tình với cách cư xử “nhất bên trọng, nhất bên kinh” của vợ. Cô ấy khóc lóc: “Anh chỉ biết thương ông bà nội thôi. Bố mẹ tiền tiêu không hết cần gì đến quà của chúng mình. Nhà ông bà ngoại thì còn dì út ăn học nên cho thêm một chút”.
8 năm là vợ chồng, cô ấy luôn tìm cách mang mọi thứ về nhà ngoại. Anh vừa mua cái áo sơ mi mặc được hơn một tháng, chị vợ cũng đem về cho anh trai dùng. Câu cửa miệng biện minh của chị vợ mỗi khi mang đồ của chồng cho người nhà là: “Đồ xịn mà cũ cũng giống hàng giả lắm”.
Chiếc máy giặt mua hơn chục triệu mới dùng được nửa năm, vợ anh cũng bất ngờ mang về nhà ngoại vì “em thương bố mẹ già mà phải giặt tay”. Chiếc bình nước nóng do bố mẹ anh tặng ngày cưới, chị cũng mang về cho bố mẹ đẻ. Em gái anh nói nửa đùa nửa thật: “Cái gì mà không dính vào người anh y rằng chị dâu vác về nhà ngoại hết”.
Tiền ăn của bố mẹ vợ hàng tháng do anh trợ cấp. Tiền học của em vợ, anh cũng chi. Thậm chí, thỉnh thoảng anh còn phải trả các khoản thua lỗ nhỏ do anh vợ buôn bán ế ẩm. Anh như cái máy in ra tiền chu cấp cho mọi khoản trong gia đình nhà vợ.
Tệ hơn, thu nhập của anh còn phải gánh thêm cho cả họ hàng nhà vợ. Lúc thì ông chú vợ chạy qua vay dăm ba triệu mà không nói ngày trả. Lúc lại bà dì xin tiền để nuôi con ăn học. Vợ anh cứ thản nhiên đưa tiền cho họ hàng vay mượn mà chẳng bao giờ hỏi ý kiến anh.
Nhiều lúc chưa đến ngày lấy lương, anh còn phải vay nóng của đồng nghiệp để đưa cho vợ mang về nhà ngoại. Nhiều lúc vợ anh còn nói bóng gió: “Anh không lo nổi vài khoản lặt vặt cho nhà ngoại thì để em đi kiếm việc hay kiếm đại gia bao”.
Anh biết vợ mình sẽ làm thật. Bởi vì tuy có 2 con nhưng vợ anh vẫn sắc nước hương trời. Anh thương con còn nhỏ nên đành nhẫn nhịn nhìn vợ vác của về nhà ngoại.
Theo Báo Lao Động

Bình luận(0)