Cô gái tuyên bố hủy cưới vì tính toán không tin nổi của mẹ chồng

Google News

Bọn em yêu nhau từ thời còn học cấp 3. Khi ấy em nhan sắc cũng được lại học giỏi nên chuyện con bé nhà nghèo mà yêu chàng trai nhà giàu cũng không ai nói đến hay xôn xao gì, cô gái kể.

Đúng là trong bất cứ trường hợp nào, người đàn ông cũng nên bày tỏ chính kiến để bảo vệ cho người mình yêu thương. Anh ta chỉ cần không bận tâm và đồng tình với quyết định vô lý thôi thì mọi chuyện tan tành hết cả.

Một cô gái đứng trước “mớ bòng bong” về đám cưới của mình. Cái kết của nó cũng khiến người ta phải suy xét kỹ. Chuyện như sau:

“Đáng lẽ cuối tháng 4 tới em tổ chức đám cưới các chị ạ. Đám cưới với người yêu 7 năm nhưng bây giờ, nhà em quyết hủy bỏ tất cả rồi. Kể ra nhiều người bảo em ngu dốt, lấy về cốt sống bên nhau thế nào chứ tính gì chuyện cái đám cưới. Tuy nhiên, tương lai mình ra sao, được đối xử thế nào thì nhìn cái đám cưới cũng tính ra được phần nào đúng không các chị.

Em và anh ấy yêu nhau 7 năm. Hoàn cảnh nhà em khá khó khăn. Trên em có anh chị nhưng lấy chồng lấy vợ cả rồi. Bố em trước kia làm công nhân sau nghỉ mất sức, mẹ thì chỉ chạy chợ buôn bán nhỏ. Nhà anh thì khác làm kinh doanh mấy cửa tiệm to nhất huyện. Gia cảnh phải nói rất sung túc.

Co gai tuyen bo huy cuoi vi tinh toan khong tin noi cua me chong

Ảnh minh họa.

Bọn em yêu nhau từ thời còn học cấp 3. Khi ấy em nhan sắc cũng được lại học giỏi nên chuyện con bé nhà nghèo mà yêu chàng trai nhà giàu cũng không ai nói đến..

Anh hiền lành, ít nói và thật sự mềm yếu. Em mạnh mẽ, anh mềm yếu, ngày xưa em cứ nghĩ vì thế nên bọn em mới yêu nhau được, kiểu bù trừ ấy mà nhưng hóa ra, mớ ảo tương đó của em thật không tồn tại. Sau cuộc tình này, em rút ra rằng tốt nhất nên tìm kiếm cho mình một anh chồng mạnh mẽ, tự quyết và tự lập thì hơn.

Yêu nhau đã lâu, hai đứa cũng công việc ổn định thì tính chuyện cưới. Và từ đây mọi chuyện bắt đầu. Nhà anh phản đối em ra mặt. Đại khái họ không đồng ý chuyện gia cảnh hai bên quá chênh lệch thế này rồi vài ba loại lý do khác nhưng chung lại, bố mẹ anh không đồng ý. Cứ găng nhau một thời gian thế, cuối cùng họ đành gật đầu. Bố mẹ anh đồng ý cho bọn em được kết hôn. Ngày cưới ấn định vào tháng 4 tới đây.

Thật ra hồi xưa, khi nghe nói em và anh yêu nhau muốn tính chuyện lâu dài, bố mẹ em đã bảo rằng nên suy nghĩ kĩ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà các cụ ngày xưa nghĩ ra câu môn đăng hộ đối. Hai bên gia đình hoàn cảnh quá chênh lệch thì rất khó hòa hợp với nhau. Chưa kể mẹ anh cũng có tiếng là giàu mà keo kiệt, khó tính ở vùng, rồi lấy về mà khổ sở xích mích thì không đáng.

Những lúc đó em đều gạt đi và tin rằng tình yêu sẽ chiến thắng tất cả. Đúng là đọc nhiều sách vở mà ngáo ngơ các chị ạ, em luôn lấy quan điểm kết hôn với người mình yêu mới là chân lý ra để bao biện. Ấy thế nhưng cũng vì vài chuyện khiến em thay đổi hẳn quan điểm.

Trước ngày cưới của em chưa đầy 1 tháng thì bà nội qua đời. Bà già rồi, bệnh liệt giường lâu năm nên sự ra đi của bà cả nhà cũng liệu được trước. Kèm theo tình hình dịch bệnh nữa nên gia đình em muốn dời ngày cưới sang ngày khác vì ít nhất trong vòng 100 ngày của bà ai lại tổ chức. Hơn nữa, dịch bệnh đang thế này cũng chẳng tổ chức đám cưới được. Dù sao hai bên cũng ăn hỏi rồi, vội vàng cũng chẳng để làm gì cả.

Nghĩ bàn qua điện thoại không ổn nên bố và em qua nhà chồng để bàn lại vụ này. Tuy nhiên, nghe đề xuất từ nhà em, mẹ chồng tương lai gạt phắt đi.

Mẹ anh bảo rằng chuyện cưới xin này không hoãn được, vẫn tiến hành như cũ vì lý do nhà kinh doanh, hỷ sự cũng có ảnh hưởng ít nhiều chứ đâu có nói hoãn là hoãn ngay được.

Thỏa thuận mãi không được, bố em mới bàn hôm đó tổ chức rước dâu còn tiệc thì dời lại sau 100 ngày bà nội. Hơn nữa việc dịch bệnh cũng đang gắt gao thế này. Ấy vậy nhưng mẹ anh không đồng ý, lại càng phản ứng quá đáng hơn. Bác bảo thẳng với bố con em:

‘Có chuyện gì nghiêm trọng đâu mà bác cứ lăn tăn, giờ cứ tổ chức, biết khách không đến, ít cỗ càng đỡ tiền. Nhà người ta trăm công nghìn việc giờ bớt được thời gian tổ chức đám cưới đâu phải dễ dàng gì. Ý nhà tôi đã quyết, bên đấy bác xem thế nào thì cứ làm theo, cứ đòi hỏi nọ kia. Nhà tôi chấp nhận cháu L. (tên em) về làm dâu là quá lắm rồi'.

Nghe những lời này, bố em sầm mặt xuống. Ông biết nhà trai phản đối em nhưng nghe đến những câu này, chịu không nổi. Bố em hiền lành là thế mà quay sang nói luôn: 'Bà nói vậy không được rồi, giờ chuyện của hai cháu, gia đình tôi cũng muốn cho nó trọn vẹn. Giữa lúc tang gia như thế này mà bảo gia đình bỏ hết để tổ chức đám cưới, cũng chẳng ai vui vẻ được. Bà nhận dâu miễn cưỡng như thế, nói vậy có nghĩ đến cảm nhận các cháu không. Bà đã không coi trọng con gái tôi như vậy, tôi cũng không muốn gả nữa, chào bà'.

Co gai tuyen bo huy cuoi vi tinh toan khong tin noi cua me chong-Hinh-2

Ảnh minh họa.

Lúc đó, em vẫn đang nhìn người yêu để xem anh ấy có phản ứng gì không. Ai dè anh ấy cúi đầu, cứ im thin thít vậy chẳng dám nói lời nào. Em lúc đó hỏi đúng một câu: 'Anh thấy sao'. Anh ta nói lí nhí: 'Nghe mẹ cả thôi, mẹ đã nhân nhượng rồi'.

Lúc ấy em đứng bật dậy, cầm tay bố rồi bảo: 'Về thôi bố' rồi quay sang chào mẹ con họ rồi ra về. Về nhà em nhắn tin chia tay, hủy bỏ toàn bộ việc cưới xin. Lúc đó em trống rỗng lắm, vào phòng khóc nhiều nhưng khóc vì thương bố thương mẹ bị người ta coi thường. Khóc vì mình nhìn nhầm, suýt nữa làm dâu trong gia đình như thế".

Đọc câu chuyện ai cũng thấy bức xúc, người đàn ông hoàn toàn chìm nghỉm trong sự phán quyết của mẹ. Nếu như thế, tương lai có cưới về thì e rằng cô gái cũng khó mà sống thoải mái, hạnh phúc trong ngôi nhà đó.

Một gia đình không tôn trọng con dâu, không tôn trọng gia đình thông gia ngay từ ban đầu thì sau này cũng sẽ như vậy mà thôi. Có cố đến thế nào e rằng cuộc hôn nhân ấy cũng chẳng trọn vẹn nổi.

 

Theo Nhịp sống Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)