Chồng làm ăn thua lỗ, vợ có tiền tỷ nhưng không bỏ xu nào giúp đỡ

Google News

Sự việc đã qua vài năm nên nhiều khi anh cũng quên bẵng mất. Anh chỉ nhớ người đi mua nhà là anh, tiền cũng từ trong túi anh lấy ra nhưng không nhớ số tiền ấy làm thế nào mà có.

Vợ chồng nếu muốn đi được cùng nhau lâu dài thì phải luôn tâm niệm “tuy hai mà một”, đồng lòng và chia sẻ với nhau mọi điều. Nếu còn tâm lý tính toán thiệt hơn, đề phòng được mất, phân biệt rành mạch “của anh, của em” thì sẽ rất khó lấy được sự toàn tâm toàn ý của người còn lại.

Hoà (32 tuổi) chia sẻ vợ chồng cô kết hôn đến nay được 6 năm và có một cậu con trai chung. Ai cũng nói Hòa may mắn khi lấy được Khương bởi anh có tài, giỏi giang kiếm ra nhiều tiền lại không sa đà vào tệ nạn. “Quả thật chồng tôi vẫn luôn giữ lối sống chuẩn mực, dù đã có của ăn của để nhưng không chơi bời phóng túng. Nếu không phải như thế thì tôi cũng chẳng ở cạnh chồng cho tới bây giờ”, Hòa nói.

Mới đây công ty Khương lâm vào khủng hoảng, thua lỗ nặng đứng trước bờ vực phá sản. Tình hình kinh tế khó khăn chung, bạn bè Khương ai cũng chật vật nên anh chẳng biết nhờ ai giúp đỡ. Khương sực nhớ ra Hòa có món tiết kiệm cả tỷ đồng do bản thân cô đi làm dành dụm được và bố mẹ vợ bán đất chia cho các con. Khương mừng thầm cho rằng rắc rối đã được giải quyết nhưng Hòa lại thẳng thừng từ chối, dẫu Khương chỉ vay và hứa sau này có sẽ trả lại.

Chong lam an thua lo, vo co tien ty nhung khong bo xu nao giup do

Ảnh minh họa

“6 năm nay tôi vì cái nhà này mà cố gắng ngày đêm để mẹ con cô được ở nhà đẹp, đi ô tô sang nắng chẳng đến mặt mưa chẳng đến đầu. Tôi vừa gặp trắc trở thì cô quay lưng làm ngơ. Cô sống cạn tàu ráo máng, chẳng còn chút tình nghĩa nào như thế sao? Tôi quả thật đã nhìn nhầm cô rồi!”, Khương oán hận vợ.

Hòa cười nhạt hỏi chồng: “Nhà này, xe này là anh mua cho tôi hay sao?”. Khương cứng họng không biết đáp lại thế nào.

Sau đám cưới Hòa nghỉ việc về làm cho chồng. Lúc đó Khương vừa mở cửa hàng kinh doanh, lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Hòa làm cho chồng sẽ giúp anh tiết kiệm được chi phí thuê nhân viên.

Sau 4 năm cửa hàng của vợ chồng Hòa thu lợi đáng kể, quy mô cũng mở rộng hơn. Họ mua được nhà, tậu được xe, cuộc sống cải thiện rất nhiều. Hòa mang bầu nhưng vẫn làm quần quật đến gần ngay sinh, hết 1 tháng ở cữ cô lập tức quay trở lại cửa hàng, con phải để cho người giúp việc. 4 năm ấy Hòa đã cống hiến tất cả sức lực và kiến thức mà mình có cho cửa hàng của hai vợ chồng.

Lúc còn nghèo thì mọi chuyện rất êm xuôi nhưng vừa phất lên Khương bắt đầu cư xử khác thường với vợ. Anh không còn tôn trọng và nể vợ như trước. Từ việc kinh doanh của cửa hàng tới các vấn đề khác trong cuộc sống, Khương luôn tự mình quyết định mà không hề bàn bạc hay tham khảo ý kiến, sở thích của vợ.

Đến việc mua nhà, mua xe Khương cũng rủ bạn bè đi cùng. Khi anh mang giấy tờ nhà về, Hòa mới ngã ngửa biết hóa ra chồng đã mua nhà. Và việc của cô chỉ là hì hục dọn nhà, sắp xếp lại mọi thứ theo chỉ đạo của Khương.

Những tài sản lớn như nhà, xe đã như vậy, tất nhiên những khoản mua sắm nhỏ hơn Khương càng không bao giờ thương lượng với vợ. Nếu Hòa lên tiếng chất vấn và trách móc thì Khương sẽ đáp lại bằng mớ lời lẽ kiểu "tiền của tôi thì tôi thích làm gì là quyền của tôi, cô không có tư cách tham gia". Chuyện của cửa hàng, Hòa góp ý thì Khương sẽ gạt đi ngay: “Cửa hàng của ai?”.

Trước tình hình ấy Hoà nhanh chóng đưa ra quyết định đi làm bên ngoài. 4 năm đó Hòa không hề lĩnh đồng lương nào từ chồng nhưng công sức cô bỏ ra thì thậm chí còn hơn Khương. Nhà và xe mang tiếng Khương mua song thực chất là công sức của 2 vợ chồng vun góp vào.

Chong lam an thua lo, vo co tien ty nhung khong bo xu nao giup do-Hinh-2
Ảnh minh họa

“2 năm vừa qua tôi không còn làm chung với chồng nữa, chuyện của anh ấy thì tôi lại càng chẳng có tư cách biết tới. Hàng tháng chồng đưa tôi một khoản vừa đủ để chi tiêu, dù anh ấy mang tiếng kiếm ra tiền, hụt đâu tôi phải bù lương của mình vào. Chồng tôi mua bán gì, biếu tặng ai, cho ai vay, cho em trai chồng bao nhiêu tiền mua nhà, Tết nhất mừng tuổi bố mẹ từng nào… tất tật tôi đều không được biết và cấm được hỏi tới. Đơn giản thôi vì đó không phải tiền của tôi nên chẳng có quyền - chồng tôi luôn nghĩ như thế”, Hòa kể.

“Khi anh thành công tôi không được chia sẻ và đồng hành, vậy có lý nào lúc anh thất bại tôi lại phải chung vai gánh vác? Là anh đã gạt tôi ra khỏi cuộc sống của anh trước. Còn chuyện chăm lo cho gia đình, tôi tự thấy những đóng góp của tôi chẳng thua kém gì anh, từ cả vật chất lẫn công sức”, Hòa đanh thép nói với Khương.

Khương tái mặt không biết phải biện minh cho bản thân thế nào bởi những điều cô nói đều đúng cả. Anh không hết lòng với đối phương thì làm gì có tư cách đòi hỏi đối phương phải "dốc gan ruột" vì mình? Nhận ra điều đơn giản đó nên Khương chẳng dám trách móc vợ thêm. Hiện tại Hòa chấp nhận một mình cáng đáng gia đình cho anh thời gian và không gian để vực lại công việc đã đủ khiến anh mãn nguyện rồi.

Theo Sen Trắng/ Giadinh

>> xem thêm

Bình luận(0)