Chị em đua nhau uống nước rau má mà không biết sự thật này

Google News

Rau má tốt cho sức khoẻ nên được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt rau má cũng có những tác dụng phụ mà không phải ai cũng biết.

Rau má là loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ đất nước Úc, các đảo Thái Bình Dương, quần đảo New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Có 40 loài trong chi rau má. Loại rau này có hình dạng giống như những đồng tiền tròn, xếp nối nhau. Do đó, nó còn có tên gọi khác là liên tiền thảo.
Cây rau má là cây thân nhỏ, mọc bò ở khắp nơi, nhất là chỗ ẩm mát. Thân cây rất mảnh, lá mọc so le, thường tụ khoảng 2 – 5 lá ở một mấu. Hoa rau má trắng trong khi quả lại có màu nâu đen.
Chi em dua nhau uong nuoc rau ma ma khong biet su that nay
 Rau má tốt cho sức khoẻ, nhưng người dùng cần lưu ý những tác dụng phụ mà nó mang lại
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong lá rau má có chứa các hợp chất như: Beta carotene, sterol, saponin, alkaloid, flavonol, saccharide, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm, các loại vitamins B1, B2, B3, C, K… Các thành phần này sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực hoặc mùa thu hoạch.
Tuy nhiên, chính vì có dược tính cao nên chúng ta không nên lạm dụng rau má. Nếu dùng nhiều rau má có thể dẫn đến nhưng hậu quả xấu như sau:
Giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai: Phụ nữ nếu dùng rau má lâu ngày có thể làm giảm khả năng mang thai. Loại rau này cũng gây nguy cơ sảy thai nếu sử dụng trong thai kì. Vì thế, phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở và phụ nữ có thai không nên dùng nhiều loại rau này.
Làm giảm tác dụng của thuốc: Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm… Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
Làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu: Rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.
Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Rau má có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ. Rau má thường được uống sống nên quá trình chế biến nếu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa cho người dùng.
Gây nhức đầu, mất ý thức thoáng qua: Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy uống thuốc hay nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua… Bên cạnh đó, vì rau má có tính hàn nên nếu đang bị đầy bụng, tiêu chảy phải cẩn thận khi dùng, nên ăn kèm với vài lát gừng cho ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau.
Bác sĩ khuyến cáo:
Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu đã đưa ra khuyến cáo rằng rau má mặc dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng.
Lượng dùng cho một ngày của một người bình thường được các nhà khoa học khuyên dùng là 1 cốc nước rau má, tương đương 40g rau má rở lại.
Tuy nhiên, không nên dùng liên tục quá 1 tháng. Nếu muốn tiếp tục dùng thì nghỉ tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng lại. Phụ nữ có thai không nên dùng rau má hàng ngày.
Theo Khải Nguyễn/ Người Đưa Tin

>> xem thêm

Bình luận(0)