Căn bệnh hành hạ nhiều sao Việt nguy hiểm ra sao?

Google News

(Kiến Thức) - Căn bệnh thoát vị đĩa đệm mà ca sĩ Ngô Kiến Huy và một số sao Việt khác mắc phải có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có chế độ vận động và dinh dưỡng hợp lý.

Trong tập 12 Chạy đi chờ chi (Running Man Việt Nam), khi Ngô Kiến Huy gặp khó khăn trong phần chơi gập người để di chuyển qua xà ngang. Ca sĩ này chia sẻ sở dĩ mình gặp khó khăn khi chơi do bị thoát vị đĩa đệm nhẹ.
Can benh hanh ha nhieu sao Viet nguy hiem ra sao?
 
Không riêng Ngô Kiến Huy, nhiều sao Việt khác như Ưng Hoàng Phúc, Lâm Vinh Hải hay siêu mẫu Thái Hà cũng từng rơi vào khủng hoảng trầm trọng vì căn bệnh thoát vị đĩa đệm.
Sự nghiệp của Ưng Hoàng Phúc từng phải gián đoạn 3 lần vì căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Có những lúc anh không thể di chuyển nhanh hay làm được gì, chỉ cần ngồi 15 phút thôi là cột sống lại đau nhức.
Lâm Vĩnh Hải cũng khốn khổ vì căn bệnh này. Bác sĩ yêu cầu Quán quân Thử thách cùng bước nhảy mùa đầu tiên giải nghệ để tập trung điều trị căn bệnh thoát vị đĩa đệm.
Siêu mẫu Thái Hà cũng từng bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm và phải đi trị liệu hàng ngày. Bệnh này khiến lưng cô bị đau buốt. Cô không thể ngồi lâu hoặc mang giày cao gót. Không thể đi diễn hay chụp hình nên siêu mẫu đang cân nhắc khả năng phải từ bỏ nghề.
Là căn bệnh dễ mắc nhưng lại khó điều trị, thoát vị đĩa đệm ngày càng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh. Đĩa đệm là tấm đệm nằm giữa hai thân đốt sống, có tác dụng như lò xo giảm chấn, giảm áp lực lên cột sống. Theo thời gian, các đốt sống và đĩa đệm dần bị mất nước, trở nên giòn và dễ vỡ. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một trong các thành phần cấu tạo của đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí và chèn ép vào tủy sống, dây thần kinh.
Nguyên nhân thoái hóa đĩa đệm
Tuổi tác: Đây được xem là nguyên nhân chính gây bệnh. Thời gian là kẻ thù của sức khỏe, chúng sẽ khiến mọi bộ phận trên cơ thể chúng bị lão hóa, suy giảm khả năng hoạt động
Thói quen làm việc: Đối với những người thường xuyên phải làm việc ở một tư thế không có thời gian nghỉ ngơi hoặc những công việc đòi hỏi phải cúi hoặc ngửa cổ nhiều cũng có tỷ lệ mắc bệnh rất cao
Chế độ dinh dưỡng: Không bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cũng sẽ khiến bạn dễ dàng mắc phải căn bệnh này
Chấn thương: Khi đĩa đệm phải chịu một lực cực lớn từ bên ngoài sẽ khiến phần đĩa đệm bị tổn thương và không còn được khỏe mạnh như thời điểm ban đầu
Chế độ nghỉ ngơi không phù hợp: Như chúng ta đã được biết thì các đĩa đệm trải qua một ngày hoạt động mệt mỏi cần có thời gian để nghỉ ngơi nhằm tái tạo cấu trúc xương khớp, nếu người bệnh không biết cách cân bằng giữa nghỉ ngơi và công việc thì đây cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Để tránh những biến chứng nguy hiểm người bệnh cần sớm tìm hiểu các triệu chứng điển hình để áp dụng các cách chữa phù hợp, kịp thời nhất.
Ở giai đoạn đầu, những triệu chứng của người bệnh không quá rõ ràng. Để phân biệt với một số bệnh lý về xương khớp khác, người bệnh cần chú ý đến một số triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm sau:
Đau nhức tại chỗ: Là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của người bệnh.
Tê bì chân tay: Chân tay tê bì do các rễ thần kinh bị chèn ép.
Teo cơ: Biểu hiện ở chỗ các vùng bắp tay, bắp chân cơ bắp không phát triển được và teo lại.
Rối loạn cảm giác: Khi cầm nắm một vật gì đấy thì cảm giác không thật.
Chóng mặt đau đầu: Bệnh có thể dẫn tới hiện tượng chèn ép các mạch máu chạy lên để nuôi cấy các tế bào não khiến bạn có cảm giác đầu bốc hỏa, hoa mắt, chóng mặt.
Đau lan xuống chân: Các dây thần kinh tọa bị chèn ép có thể khiến người bệnh đau nhức từ vùng lưng xuống chân.
Hạn chế khả năng vận động: Chậm chạp, khó di chuyển khiến chúng ta luôn có cảm giác tê cóng ảnh hưởng đến việc cầm nắm.
Biến chứng khó lường của bệnh
Không phải căn bệnh nan y, thế nhưng mức độ nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm thực sự ám ảnh nhiều người.
Can benh hanh ha nhieu sao Viet nguy hiem ra sao?-Hinh-2
Ảnh: Internet. 
Khả năng vận động giảm sút rõ rệt, tất cả các động tác cúi, ngửa, ưỡn hay trở mình thông thường cũng trở thành cực hình đối với người bệnh. Trong trường hợp không được can thiệp đúng cách, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng sau:
Rối loạn cảm giác: tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương sẽ có những vùng da bị ảnh hưởng. Ngoài sự thay đổi về sắc tố da, bệnh nhân còn gần như mất hoàn toàn phản xạ dựng lông, phản xạ phân biệt nóng lạnh.
Rối loạn cơ thắt: triệu chứng ban đầu chỉ là bí tiểu, sau đó bệnh nhân không thể kiểm soát tình trạng tiểu tiện của mình, tiểu ra quần một cách không tự chủ và vào bất cứ lúc nào.
Teo chân tay: sau khi rễ thần kinh bị chèn ép, máu cùng chất dinh dưỡng không thể đi sâu vào nuôi dưỡng các cơ khiến chân hoặc tay sẽ bị teo dần. Hiện tượng này thường chỉ xảy ra một bên cơ thể.
Liệt hoàn toàn: đây là biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng đi lại, mọi sinh hoạt ăn uống, tắm rửa di chuyển phụ thuộc hoàn toàn vào người thân.
Để điều trị căn bệnh thoái hóa đĩa đệm chúng ta có rất nhiều phương pháp nhưng để đạt hiệu quả cao nhất chúng ta nên sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau. Sự phối hợp giữa phương pháp nắn khớp xương và phương pháp trị liệu xương khớp đem lại kết quả rất tốt cho người bệnh.
Thảo Nguyên

>> xem thêm

Bình luận(0)