Bóng cười HH Kỳ Duyên hút nguy hiểm như đập đá, shisa?

Google News

(Kiến Thức) - Các chuyên gia cho biết, dùng lâu dài chất N2O trong bóng cười Hoa hậu Kỳ Duyên hút nguy hiểm không kém đập đá, shisa.

Thực tế, trào lưu đập đá, hút cỏ, hít shisa... là những thú chơi chẳng còn lạ lẫm gì với giới trẻ bấy lâu nay, thì thú chơi hít "bóng cười" cũng đang tràn vào Việt Nam và được giới trẻ đón nhận hết sức nhiệt tình dẫu biết rằng nó gây ra những tác hại cực nguy hiểm. Trong đó, những hình ảnh của Hoa hậu Kỳ Duyên chơi bóng cười, hút thuốc lá cũng đang lan truyền và gây xôn xao trên mạng xã hội. Vậy bóng cười Hoa hậu Việt Nam 2014 hít có nguy hiểm như shisa hay đập đá hay không?
Bong cuoi HH Ky Duyen hut nguy hiem nhu dap da, shisa?
 Hoa hậu Kỳ Duyên hít bóng cười.
Thực tế, "bóng cười" là bóng bay được bơm khí nitrous oxide (N2O) thông qua một dụng cụ bơm. Chất khí nitrous oxide khiến người hút vào có cảm giác phấn khích, ảo giác gây cười. Chỉ cần dùng miệng ngậm vào đầu quả bóng hít khí trong đó rồi lại thổi ngược ra cho quả bóng to lên. Cứ như vậy lặp lại khoảng 4 - 5 lần sẽ khiến bất cứ ai dù đang vui hay buồn đều sẽ cười thả phanh.
Vậy trò hít bóng cười có nguy hiểm như đập đá, shisa hay không? Trả lời báo chí, PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, ĐH Y dược TP HCM cho hay, sở dĩ các bạn trẻ thích hít khí cười qua sử dụng “bóng cười” vì nó giống như ma túy nhẹ tạo sự phấn khích và ảo giác. Giới trẻ lạm dụng khí cười chỉ để tìm cảm giác ảo, nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, thậm chí là sử dụng ma túy đá và phải hứng chịu các hậu quả nguy hiểm.
Bong cuoi HH Ky Duyen hut nguy hiem nhu dap da, shisa?-Hinh-2
 Giới trẻ lạm dụng khí cười chỉ để tìm cảm giác ảo, nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự.
Còn theo bác sĩ Trần Chí Thành - khoa Ung bướu, Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa - khuyến cáo: "Thực tế, việc sử dụng N2O lâu dài nguy hiểm không kém đập đá, nhưng hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể về chất này nên chưa kết luận chính xác được".
Nghiêm trọng hơn, BS. Lê Thị Tố Uyên - Bệnh viện Tâm thần Trung ương cũng cho biết, nếu dùng nhiều bóng cười sẽ bị nhiễm độc và sẽ gây nghiện. Còn theo, PGS.TS Trần Hồng Côn - giảng viên khoa Hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng khẳng định, sử dụng khí cười với tần suất lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể, nhất là hệ thần kinh. Nếu hít nhiều sẽ gây ra nôn ói, rối loạn chuyển hóa cơ thể, thậm chí tạo cảm giác hưng phấn ảo, rất giống với cảm giác phê pha ma túy.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học trên thế giới cảnh báo nếu hít khí cười trong không gian hẹp hoặc dùng bao nilon có thể gây tử vong vì thiếu oxy; nếu sử dụng thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể không thể hấp thụ vitamin B12, từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi, thay đổi tính tình, mất khả năng tập trung và cuối cùng là tổn thương thần kinh. Ngoài ra, khí cười còn làm giảm khả năng hình thành bạch cầu.
Thực tế, bóng cười không phải là ma túy nên hiện chưa bị cấm, xong chúng ta có thể thấy được mức độ nguy hiểm của việc sử dụng chất kích thích này. Ảo giác khiến cho bản thân người dùng không có khả năng kiểm soát bản thân dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ. Đây là khởi đầu của thói quen và hành vi nghiện ngập. Thậm chí, quen với cảm giác “phê” ảo giác, các bạn trẻ rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác “phê” mạnh hơn như ma túy đá.
Video: Thú chơi lạ đáng lo của nam thanh nữ tú Hà thành:
 
Linh Chi (Tổng hợp)

Bình luận(0)