Bộ Y tế nói gì về việc ban hành quy chuẩn sữa học đường?

Google News

(Kiến Thức) - Hôm nay 15/8, Bộ Y tế đã có phản hồi chính thức về việc chậm ban hành quy chuẩn sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình Sữa học đường đang được dư luận quan tâm.

Hôm nay 15/8, Bộ Y tế đã thông tin đến báo chí để làm rõ một số vấn đề mà dư luận, các cơ quan truyền thông đang phản ánh.
Theo ông Nguyễn Đức Vinh - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, ngày 8/7/2016, Thủ tướng Chính phủ đa ban hành Quyết định số 1340/QĐ-TTCP về việc Phê duyệt chương trình sữa học đường, ngày 28-9-2016, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 5450/QĐ-BYT về quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình Sữa học đường và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện.
Bo Y te noi gi ve viec ban hanh quy chuan sua hoc duong?
Ông Nguyễn Đức Vinh - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em trong buổi họp báo sáng nay 15/8.
Trong hướng dẫn, Bộ Y tế nhấn mạnh, sản phẩm dùng trong chương trình sữa học đường phải sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sữa tươi nguyên liệu theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29-1-2017 của Bộ NN&PTNT. Nguyên liệu sữa tươi này khi sản xuất thành phẩm sữa học đường phải đạt yêu cầu theo quy định tại Quyết định 5450 của Bộ Y tế.
Hiện đã có 15 tỉnh/ thành phố đã và đang triển khai chương trình sữa học đường bằng các nguồn kinh phí của Nhà nước, doanh nghiêp và người dân, có cả tỉnh còn khó khăn như Sơn La.
"Trong khi Bộ Y tế chưa ban hành quy định mới, các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế vẫn cần được thực hiện nghiêm túc như trong thời gian qua” – Vụ trưởng Nguyễn Đức Vinh nói. 
Việc bổ sung các loại vi chất trong sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cần có cơ sở khoa học (Bổ sung loại vi chất nào? Hàm lượng bao nhiêu, căn cứ vào tình trạng thiếu hụt vi chất của trẻ, khả năng hấp thu, chuyển hóa…) và đảm bảo tính thực tiễn, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Mặt khác, cần phải thực hiện đúng chỉ tiêu trong Quyết định số 1340 của Thủ tướng Chính phủ - đáp ứng 30% nhu cầu sắt, vitamin D, canxi của trẻ đến năm 2020. Cùng đó, cần xem xét, lựa chọn phương án giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước, giảm chi phí người dân và đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm phục vụ chương trình sữa học đường.
Bo Y te noi gi ve viec ban hanh quy chuan sua hoc duong?-Hinh-2
Chương trình sữa học đường đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận. 
Cũng theo Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn thiện quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình sữa học đường. Việc bổ sung bao 21 vi chất, 3 vi chất, hay khuyến nghị bổ sung 18 vi chất… thì số lượng bao nhiêu đều phải trên cơ sở nghiên cứu khoa học, phải công khai, minh bạch, lấy ý kiến của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý để tạo sự đồng thuận.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng nhấn mạnh vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong triển khai chương trình giáo dục dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực, kết hợp với các chương trình khác nhằm góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em.
>>> Xem thêm: Sữa học đường khác với sữa tươi bình thường có trên thị trường

Nguồn: VTV.

Quý An

>> xem thêm

Bình luận(0)