Bé 2 tuổi nhiễm trùng ruột vì thói quen rửa bát của mẹ

Google News

Tưởng là công việc dễ dàng, tuy nhiên rửa bát sai cách có thể khiến cơ thể thể ngấm dần hóa chất, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Chỉ một vài hành động nhỏ trong quá trình rửa bát có thể khiến chúng ta dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập, thế nhưng có nhiều người giữ những thói quen này nhiều năm mà không hề hay biết điều đó là có hại.
Nhiều người không biết rằng, một số hành động sai trong quá trình rửa bát sẽ làm tăng lượng vi khuẩn. Có rất nhiều người đã có những thói quen này trong nhiều năm.
Trường hợp của cô bé dưới đây là lời cảnh báo cho thói ẩu đoảng khi rửa bát của nhiều bà mẹ.
Tiểu Bình (2 tuổi) sống ở Hồ Bắc, Trung Quốc vừa nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, nôn thốc tháo, hạ huyết áp, tim đập nhanh.
Khi đến bệnh viện, Tiểu Bình được chỉ định mổ cấp cứu vì hoại tử ruột cấp. Ở ngoài phòng phẫu thuật, bà Cheng (mẹ của Tiểu Bình) hối hận sau khi nghe bác sĩ nói rằng có vẻ như Tiểu Bình nhiễm vi khuẩn từ nước rửa bát.
Lúc này bà Cheng mới thừa nhận nhiều năm nay, bà có thói quen ngâm bát đũa qua đêm sau đó sáng sớm để ngập trong nước rửa cho sạch rồi xả nước. Có những ngày cả nhà ăn bát ướt nồng mùi hóa chất. Bà Cheng không nghĩ sự lười biếng của mình lại gây ra họa lớn đến vậy.
Không rửa bát ngay sau khi ăn
Be 2 tuoi nhiem trung ruot vi thoi quen rua bat cua me
 
Nhiều gia đình có thói quen xấu thường ngâm bát trong bồn rửa một lúc rồi mới đi dọn dẹp. Thậm chí có người còn để qua đêm, sáng hôm sau mới dậy xử lý. Điều này là một sai lầm, bởi dư lượng thức ăn còn lại trong chén đĩa, nồi niêu sẽ hỏng, lên men trên bề mặt.
Đây chính là lúc vi khuẩn lập tức sinh sôi, và chỉ cần bạn rửa không sạch một chút, chúng sẽ đi ngược trở lại vào cơ thể bạn, khi bạn sử dụng chén bát lần sau. Chưa kể việc bạn ngâm những loại đũa, thìa gỗ, tre... trong nước lâu khiến chúng ngấm nước, sản sinh ra hóa chất độc hại.
Sử dụng trực tiếp nước rửa bát lên sản phẩm đun nấu
Ngoài ra, lưu ý các gia đình không nên đổ trực tiếp nước rửa bát vào vật dụng nhà bếp. Việc bạn đổ trực tiếp nước rửa chén lên chén bát có thể tạo ra một dư lượng lớn nước rửa tồn tại trên bề mặt chén bát mà bạn khó mà làm sạch được 100%.
Những chất này khi đi ngược vào cơ thể bạn sẽ làm hỏng niêm mạc dạ dày, cản trở quá trình trao đổi chất bình thường của cơ thể, thậm chí gây bệnh tiêu chảy, hoại tử ruột.
Hãy bỏ chút thời gian hòa nước rửa bát vào nước ấm, sau đó nên tráng lại bát nhiều lần trước vòi nước để sạch chất tẩy rửa. Dân gian thường dùng nước nóng thay cho chất tẩy rửa, đây cũng là một cách tốt, đạt hiệu quả trong việc khử khuẩn, đồng thời không gây hại cho cơ thể con người.
Không vệ sinh giẻ, mút rửa bát
Cuối cùng, nhiều gia đình bỏ qua bước vệ sinh giẻ, mút rửa bát. Thậm tệ hơn là sử dụng chúng để lau chùi bếp, tường mà không biết rằng hành động đó chính là nuôi vi khuẩn.
Bạn nên phân loại rõ giẻ rửa bát và các loại giẻ lau bếp riêng khi sử dụng.
Các loại khăn, giẻ trong bếp cũng cần phải được giữ sạch, khô sau khi sử dụng. Với giẻ rửa bát, sau khi dùng, bạn dùng nước rửa chén làm sạch và để khô, phơi ra nơi thoáng cho lần sử dụng sau.
Cất bát đũa khi ướt
Nhiều người khi rửa xong liền cất bát đĩa vào tủ để tránh bụi, tuy nhiên bạn nên phơi khô chúng để tránh ẩm sinh mốc, đồng thời không được xếp chồng chéo lên nhau vì có thể gây mùi hôi, kém sạch sẽ. Nếu bạn không có tủ sấy bát đũa, khi rửa xong, hãy lau thật khô bằng khăn thấm nước, rồi hãy cất đi.
Theo Trang Dung/Nguoiduatin

>> xem thêm

Bình luận(0)