Bác sĩ cảnh báo hành vi nguy hiểm nhiều người vẫn làm khi uống say

Google News

Rất nhiều người khi cảm thấy mình đã uống quá nhiều liền móc họng để nôn rượu ra cho bớt say mà không biết nó có thể gây chết người.

Hành vi móc họng giục nôn khi say rượu cực kỳ nguy hiểm
Bac si canh bao hanh vi nguy hiem nhieu nguoi van lam khi uong say
Đám cưới hóa đám tang do chú rể chết vì giục nôn khi say rượu. Ảnh minh họa 
Mới đây, một bệnh viện ở Trung Quốc vừa cấp cứu một bệnh nhân là chú rể bị say rượu vào ngày cưới. Cô dâu cho hay chồng mình không uống được nhiều rượu nên khi quá chén thường móc họng để nôn ra.
Ngày cưới, bị bạn bè ép uống nhiều, chàng trai chui vào toilet để nôn nhưng rồi sau đó người thân tìm thấy anh bất tỉnh nằm trên sàn và chết trên đường đưa tới bệnh viện.
Trên thực tế, nhiều người thích sử dụng phương pháp này để khiến bản thân có thể "chinh chiến" lâu dài trên bàn nhậu. Mặc dù về mặt y học là không sai, người ta vẫn dùng cách thúc nôn để cứu những bệnh nhân bị ngộ độc, nhưng tiền đề là người đó phải đang trong tình trạng tỉnh táo chứ không phải lơ mơ do chất cồn.
Phương pháp dùng ngón tay thọc vào họng để kích thích cổ họng, gây buồn nôn cần do nhân viên y tế được đào tạo thực hiện. Nếu bạn tự làm điều đó sẽ gánh chịu những nguy cơ rủi ro cao sau đây.
- Nếu móng tay quá dài hoặc quá cứng sẽ dễ khiến bị gãy cổ họng.
- Trong quá trình nôn, người say rượu có thể bị bất tỉnh và phần nôn sẽ dễ dàng lọt vào khí quản, gây tử vong do ngạt thở.
- Việc cưỡng ép nôn mửa thường xuyên sẽ làm hỏng thực quản, gây ra viêm thực quản trào ngược, loét thực quản... tạo ra triệu chứng chảy máu trong nghiêm trọng, làm tổn thương chức năng tiêu hóa, gây viêm tụy và đe dọa tính mạng người bệnh.
Những cách gây hại cho người say rượu
Ngoại trừ việc nôn mửa thì những hành vi sau cũng khiến người uống rượu bị tổn hại lớn về sức khỏe:
1. Thêm đồ uống có ga vào rượu
Rượu vang đỏ trộn với Sprite, rượu vang trắng với Cocacola... những cách uống như vậy sẽ không chỉ thúc đẩy tốc độ rượu ngấm vào hỗng tràng (jejunum), mà còn khiến cho thể tích dạ dày mở rộng, tăng diện tích hấp thụ rượu, khiến người uống dễ bị say hơn.
2. Dùng thuốc chống viêm không steroid sau khi say
Thuốc chống viêm không steroid mặc dù có thể làm giảm đau đầu sau khi uống say, nhưng loại thuốc này lại có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan và chảy máu dạ dày dù dùng trước hay sau khi uống rượu.
3. Uống cà phê hay trà sau khi say
Mặc dù cà phê có chứa caffeine, có thể rất tốt để duy trì năng lượng và giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, bản thân caffeine không thể làm loãng rượu một cách hiệu quả, trà đặc cũng vậy.
Vậy có phương pháp nào để thúc nôn một cách khoa học và an toàn?
Hiện tại, không có phương pháp nào là an toàn để làm giảm tác hại của rượu khi nó đã vào trong cơ thể con người. Cái gọi là "thuốc gây nôn" đang lưu hành trên thị trường sẽ gây hại cho gan và chẳng có bác sĩ nào chỉ định loại thuốc này cho bệnh nhân của mình.
Do đó, cách tốt nhất là bạn không nên uống hoặc uống ít rượu thôi. Hãy uống nhiều nước tại thời điểm uống rượu để làm loãng nồng độ cồn và thúc đẩy việc tiểu tiện, thải bớt rượu ra ngoài.
Trong những trường hợp không thể từ chối uống rượu, bạn hãy uống ít thôi rồi tuyên bố rằng mình đã say. Còn làm sao để mọi người tin thì tùy thuộc vào trình độ diễn xuất của bạn.
Theo Minh Khôi/ĐSPL

>> xem thêm

Bình luận(0)