Bà nội đầu độc cháu: Công nghệ nào phát hiện sớm bại não, hở hàm ếch?

Google News

(Kiến Thức) - Dù làm Phó trưởng khoa sản Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) nhưng BS Chử Thị Mỹ Lệ, người đầu độc cháu nội không chỉ nhẫn tâm còn kém hiểu biết, không cập nhật được các công nghệ phát hiện sớm dị tật thai nhi. 

Chấn động Thái Bình bà nội đầu độc cháu

Ngày 5/8, Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư xác nhận, bà Chử Thị Mỹ Lệ (SN 1969, trú tại thôn Tú Linh, xã Tân Bình, TP Thái Bình – nghi can đầu độc cháu nội) là bác sĩ chuyên khoa Sản của bệnh viện. 

Ba noi dau doc chau: Cong nghe nao phat hien som bai nao, ho ham ech?
Phòng khám riêng của bà Lệ tại xã Tân Bình. 

Trước đó, ngày 3/8, Công an Thành phố Thái Bình đã có quyết định tạm giữ đối với bà Chử Thị Mỹ Lệ, sinh năm 1969, trú tại thôn Tú Linh, xã Tân Bình, Thành phố Thái Bình để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội “Giết người”. Bà Mỹ Lệ bị bắt để điều tra hành vi đầu độc cháu nội mới 11 tháng tuổi bị bại não.

Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra, bà Chử Thị Mỹ Lệ thừa nhận 2 lần bơm chất độc (thuốc diệt chuột) vào sữa để sát hại cháu gái mình. 1 lần ở nhà trước khi cháu nhập viện và 1 lần khi cháu đang cấp cứu ở Bệnh viện Nhi Thái Bình.  

Bà cho rằng, đầu độc vì muốn giúp cháu “giải thoát” khỏi những đau đớn của bệnh tật. Cháu bà bị bệnh bại não, hở hàm ếch cùng nhiều bệnh lý khác, phải đi viện thường xuyên.

Trước vấn đề trên, nhiều người cho rằng, dù làm tại Khoa sản, và lên đến chức vụ Phó trưởng khoa nhưng bà Chử Thị Mỹ Lệ không chỉ là người nhẫn tâm, suy nghĩ không thấu đáo, hiểu biết pháp luật kém mà ngay cả trình độ chuyên môn cũng không cao.

Điển hình, bà không hiểu biết cũng như chưa cập nhật được các công nghệ nhằm giúp con mình nói riêng và bệnh nhân nói chung thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm giúp sinh ra những đứa con khỏe mạnh, giảm thiểu sự lo lắng về khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh, đồng thời có những biện pháp xử lý kịp thời nếu thai nhi có dấu hiệu bất thường và giúp mẹ bầu đưa ra những quyết định về phương pháp chăm sóc thai kỳ một cách tốt nhất.

Công nghệ nào giúp phát hiện sớm dị tật thai nhi

Theo đó, hiện nay với sự phát triển của khoa học và nhiều ứng dụng công nghệ tiên tiến, các bệnh viện có nhiều phương pháp xét nghiệm giúp mẹ bầu phát hiện sớm các dị tật thai nhi nhằm có các phương án xử lý phù hợp. Mẹ bầu có thể áp dụng các xét nghiệm sàng lọc thai nhi quan trọng và thông dụng nhất sau đây:

Xét nghiệm Double Test kết hợp siêu âm độ mờ da gáy có thể phát hiện các vấn đề về nhiễm sắc thể của bé như: Down, dị tật chân tay, bệnh về tim mạch, sứt môi, hở hàm ếch,...

Xét nghiệm Triple Test đánh giá 3 chỉ số: Estriol, Alpha Fetoprotein, Free betaHCG có trong máu, từ đó phát hiện sớm thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh hay không.

Phương pháp chọc ối phát hiện được trên 99% các dị tật bẩm sinh, dị tật nhiễm sắc thể và hội chứng Down và các bệnh như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh xơ nang, bệnh loạn dưỡng cơ, mắc bệnh Tay – Sachs, các dị tật ống thần kinh: nứt đốt sống, không não,...

Xét nghiệm sinh thiết gai nhau (CVS) cũng như phương pháp chọc ối có khả năng phát hiện ra các bệnh lý di truyền rối loạn di truyền lặn như xơ nang hay thiếu máu hồng cầu hình liềm… 

Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn (NIPT) là phương pháp phân tích các DNA tự do của thai nhi trong máu mẹ để biết thai nhi có gặp các dấu hiệu bất thường về nhiễm sắc thể hay không.

Phương pháp này chỉ sử dụng máu mẹ để xét nghiệm nên không gây xâm lấn bào thai như phương pháp chọc ối hay CVS. Chỉ cần 7 - 10 ml máu của mẹ bầu sẽ xét nghiệm ra các hội chứng Down, Edwards, Patau,… và rất nhiều hội chứng khác cho thai nhi, độ chính xác cao hơn so với những xét nghiệm thông thường.

Khuyến cáo thai phụ khám, xét nghiệm ở các giai đoạn thai kỳ

Theo khuyến cáo của Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ngoài việc theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe thai phụ, quản lý thai nghén còn giúp phát hiện sớm thai bị dị tật bẩm sinh nặng về gen hoặc những trẻ thiểu năng trí tuệ: Hội chứng Down, Trisomy 13, Trisomy 18, bệnh Thalassemia…. Các mốc thời gian quan trọng và nội dung khám mà thai phụ cần biết như sau:

Khi có tim thai: Tim thai thường được ghi nhận từ tuần thứ 6. Ở thời điểm này, người mẹ nên làm các xét nghiệm để đánh giá sức khỏe bản thân và nguy cơ cho thai nhi: Tổng phân tích máu, đường máu, nhóm máu, yếu tố Rhesus, HbsAg, HIV, Rubella và Giang mai. Tầm soát Thalassemia thai nhi bằng xét nghiệm huyết đồ của bố, mẹ.

Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh 3 tháng đầu: Tuần thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày, mẹ bầu nên siêu âm đo độ mờ da gáy. Kết hợp độ mờ da gáy với tuổi mẹ và Double test [PAPP – A(Pregnancy Associated Plasma Protein A), Free beta hCG] để đánh giá nguy cơ Hội chứng Down, Trisomy 18 và Trisomy 13. Với những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao được tư vấn sinh thiết gai rau để làm nhiễm sắc thể đồ.

Siêu âm khoảng thời gian này có thể phát hiện những dị tật nặng nề của thai như: Thai vô sọ, nang bạch huyết vùng cổ thai nhi, cụt chi. Khi có những dị tật bẩm sinh nặng nề này, tư vấn thai phụ và gia đình kết thúc thai kỳ.

Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh 3 tháng giữa: Tuần thứ 14- 21, nếu chưa được sàng lọc ba tháng đầu, thai phụ cần làm Tripple test  tầm soát nguy cơ hội chứng Down, Trisomy 18 và khuyết tật ống thần kinh thai nhi.

Tuần thứ 21-24: Siêu âm khảo sát hình thái học. Với những đối tượng trong nhóm nguy cơ cao được tư vấn xét nghiệm dịch ối để chẩn đoán bệnh lý di truyền. Với những dị tật bẩm sinh nặng nề như não úng thủy, bất sản thận hai bên, tim bẩm sinh nặng thì tư vấn thai phụ và gia đình chấm dứt thai kỳ.

3 tháng cuối thai kỳ: Giai đoạn này cần siêu âm thai để chẩn đoán thai chậm tăng trưởng, dây rau quấn cổ thai, rau tiền đạo, rau bám màng, rau cài răng lược giúp cho bác sỹ chủ động lựa chọn phương pháp sinh đường âm đạo hay đẻ mổ; thời điểm đẻ và tiên lượng cuộc đẻ.

>>> Mời bạn đọc xem thêm video: Thuốc tránh thai làm giảm khả năng nhận biết cảm xúc ở phụ nữ 

 

Hà Trang

>> xem thêm

Bình luận(0)