Ám ảnh những vụ tai nạn kinh hoàng vì bỏng lưu huỳnh từ pháo

Google News

(Kiến Thức) - Fan nữ bị trúng pháo sáng CĐV Nam Định trong trận đấu giữa Hà Nội FC với Nam Định sẽ phải phẫu thuật 2 lần. Trước đó từng xảy ra nhiều trường hợp tai nạn thương tâm vì bỏng lưu huỳnh từ pháo.

Fan nữ trúng pháo sáng có tên là Tô Huyền Anh (sinh năm 1985, làm việc tại Báo Nhi Đồng) đã bị thương nặng và nhập viện cấp cứu 20h30 phút, ngày 11/9. Trong sáng nay (12/9), bệnh viện Xanh Pôn đã chính thức thông tin về tình trạng của chị Huyền Anh, vết thương phần mềm phức tạp mất da đùi trái.
Am anh nhung vu tai nan kinh hoang vi bong luu huynh tu phao
CĐV nữ bị pháo sáng bắn vào đùi được chẩn đoán là bị bỏng nặng do lưu huỳnh, thậm chí vào tận xương, phải phẫu thuật 2 lần. Ảnh: Bongdaplus. 
Bệnh nhân đã phẫu thuật cắt lọc vết thương, khâu cầm máu lúc 23h cùng ngày. 2 giờ sáng ngày 12/09 bệnh nhân được chuyển lên khoa bỏng tiếp tục điều trị
Được biết, Huyền Anh sẽ phải phẫu thuật đến 2 lần do vết bỏng này. Chị Huyền Anh dự kiến phải trải qua quá trình điều trị mất khoảng 15 ngày. Thời gian tới, bệnh nhân tiếp tục được ghép da mỏng tự thân, đồng thời điều trị theo phác đồ.
Theo chuyên gia y tế phân tích, sự nguy hiểm của pháo rất lớn, vết thương do pháo nổ khó lành, sát thương mạnh và điều trị khó khăn.
Hồi đầu năm 2019, Viện Bỏng Quốc gia liên tiếp nhận được nhiều bệnh nhân bỏng do thuốc pháo. Đặc biệt, có bệnh nhân bỏng do tự chế tạo thuốc pháo theo hướng dẫn trên mạng internet.
Ngày 13/1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận bệnh nhân nam, 15 tuổi, ở Nam Định, tự mua thuốc pháo về tự chế, phát nổ, khiến nam bệnh nhân bị dập nát bàn tay trái, dập nát toàn bộ ngón cái, trật hở khớp bàn thang, gãy hở xương bàn ngón 2; dập nát toàn bộ ngón 3,4,5.
Cùng ngày, bệnh nhân được các sĩ phẫu thuật cắt cụt ngón 3, 4, 5 tới khối tụ cốt bàn tay, đặt lại khớp bàn thang ngón 1, kết hợp xương bàn ngón 2.
Đánh giá chất thương của bệnh nhân, BS. Hoàng Minh Thắng cho biết đây là chấn thương trực tiếp, tai nạn do hỏa khí, chấn thương dập nát thường khó bảo tồn chi thể. Các bác sĩ sẽ phải theo dõi, đánh giá sát hàng ngày, tập trung bảo tồn tối đa.
Do những vấn đề tắc mạch sau chấn thương có thể diễn ra sau đấy, nếu phần chi thể theo dõi bị hoại tử sẽ phải mổ nhiều lần. BS. Hoàng Minh Thắng cũng cho biết thêm, do cơ chế chấn thương trực tiếp dẫn đến dập nát nên việc trồng lại ngón tay là rất khó.
Am anh nhung vu tai nan kinh hoang vi bong luu huynh tu phao-Hinh-2
Nhiều bệnh nhân bị bỏng nặng do nghịch pháo tự chế hồi đầu năm 2019. 
Ngay trước đó, Nguyễn Văn P. 17 tuổi, quê quán ở Nghi Lộc, Nghệ An bị bỏng lửa do thuốc pháo mới nhập viện ngày 10/1/2019. Theo gia đình P cho biết, trước đó P. có trộn bột lưu huỳnh và KClO3 sau đó cho vào máy xay sinh tố để nghiền và trộn. Thuốc nổ bùng lên gây bỏng. Tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia ngày 10/1 với chẩn đoán: Bỏng lửa thuốc pháo 12% độ II, III mặt, hai tay.
Một bệnh nhân khác là Trịnh Minh H. 17 tuổi, quê quán ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa cũng bị bỏng do pháo. Theo người nhà của bệnh nhân H. ngày 4/1/2019 sau khi trộn bột lưu huỳnh và KClO3, bệnh nhân H. đã dùng muôi để nghiền bột hóa chất. Chất nổ bùng lên gây bỏng. Bệnh nhân được người nhà đưa vào viện và nhập Bệnh viện Bỏng ngày 5/1/2019 với chẩn đoán Bỏng lửa thuốc pháo 50%(10%) độ II, III, IV mặt, cổ, hai tay, hai chân.
Còn bệnh nhân Phan Anh T. 17 tuổi, quê quán ở Hương Sơn, Hà Tĩnh bỏng lửa cũng do pháo và do thử sản phẩm sau khi chế tạo. Theo lời kể của bệnh nhân T. ngày 7/1/2019 sau khi trộn lưu huỳnh và KClO3 theo hướng dẫn trên mạng internet, T dùng lửa để thử sản phẩm sau khi chế tạo. Vị trí thuốc để thử và sản phẩm sau chế tạo cách nhau hơn 1 mét (theo nạn nhân kể). Thuốc nổ bùng lên ở cả hai vị trí gây bỏng. Bệnh nhân được cấp cứu Bệnh viện Bỏng ngày 8/1/2019 với chẩn đoán Bỏng lửa thuốc pháo 42% độ II, III mặt, cổ, ngực, hai tay.
Theo các bác sĩ, tai nạn do pháo nổ rất nguy hiểm bởi ngoài sức công phá gây các vết thương nó còn gây bỏng do tỏa ra nhiệt lượng lớn. Hơn nữa, trong pháo có những hóa chất (như phốt pho, lưu huỳnh) và người đốt thường phải tiếp xúc rất gần nên dễ bị các tổn thương nặng ở mặt, mắt, tay... mà muốn khắc phục rất khó.
Không chỉ pháo nổ, mà cả pháo sáng, ngoài hệ luỵ về cháy nổ, gây mất an toàn, cũng có nguy cơ gây tác động xấu đối với sức khỏe của con người. Nguy hiểm hơn là khi pháo được bào chế từ các loại thuốc súng, mức độ gây hại sẽ cao hơn gấp nhiều lần. Chính vì những lý do trên, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã cấm sử dụng pháo để đảm bảo an toàn và tránh gây hại đối với sức khỏe về sau.
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)