8 mẹo chữa ngộ độc thực phẩm cực nhanh và hiệu quả tại nhà

Google News

(Kiến Thức) - Sau một thời gian quá kiêng khem (không đúng cách) trong khi áp dụng thực dưỡng, khi ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó dễ gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc. Tùy vào loại thức ăn bạn dùng, có thể áp dụng một trong 8 mẹo sau đây để chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà.

Trước tiên là dùng trà già + mơ muối lâu năm + nước tương cổ truyền + gừng tươi (hoặc gừng mài) để giải độc và tiêu hóa thức ăn nhiễm độc. Sau đó, tùy theo loại thức ăn mà dùng tiếp như sau:
1. Trúng độc thịt: Uống nước cốt ngưu bàng tươi, người lớn 4 muỗng, trẻ em từ 1 đến 2 muỗng súp. Cách 3 giờ uống 1 lần, uống trong 1 ngày.
2. Trúng độc cá: Uống trà đậu đen, từ 1/4 đến 1/2 chén mỗi 3 giờ và chỉ uống trong 1 ngày. Trà này giúp làm tan rã chất độc phốt pho (chất lân) trong cá.
3. Trúng độc cá ngừ: Uống trà nấm sồi hoặc trà bột đậu. Uống mỗi lần từ 1/2 chén đến 1 chén. Cách 3 giờ uống 1 lần. Uống trong 2 ngày. Trà này làm quân bình đạm và mỡ thừa trong cá ngừ. Nên nhớ nếu trúng độc cá ngừ thì không bao giờ được uống nước đá do sẽ làm đông đặc dầu trong cá khiến độc thêm.
8 meo chua ngo doc thuc pham cuc nhanh va hieu qua tai nha
Ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa.  
4. Giải độc do ăn cua: Uống nước ép hành tươi (hành ta) hoặc củ hành tây. Mỗi lần từ 1/4 đến 1/2 chén, mỗi 3 giờ uống 1 lần, chỉ uống trong 1 ngày.
5. Giải độc do ăn trứng: Uống mỗi lần 2 đến 3 muỗng dấm ta hoặc mỗi lần 2gram muối biển, 3 giờ uống 1 lần. Chỉ uống trong 2 ngày để làm tan rã chất phốt pho (chất lân) trong trứng.
6. Giải độc do ăn phải các loại mì sợi: Uống nước ép hoặc ăn củ cải trắng nạo. Mỗi lần 2 muỗng súp củ cải nạo hoặc 1/2 chén nước ép củ cải. Cứ 3 giờ uống 1 lần. Uống trong 2 ngày.
7. Giải độc do dấm ăn: Ăn 1 muỗng cà phê muối mè hoặc 1 muỗng cà phê rau củ xào khô, 3 giờ sau có thể ăn thêm. Nhiều nhất chỉ ăn trong 2 ngày. Đối với người huyết áp cao và suy thận chỉ nên dùng 2 đến 3 lần trong 1 ngày.
8. Giải độc do ăn dưa (dưa gang, dưa hấu...): Uống 1/2 chén nước muối để gây ói ra.
Lưu ý: 8 mẹo sau có thể giải độc khi trúng độc thức ăn, tuy nhiên chỉ là cách tạm thời đối chứng trị liệu không nên lạm dụng. Nếu bị nặng quá, phải đi bệnh viện ngay lập tức.
(Theo Cốt tủy thực dưỡng của Trần Ngọc Tài và Thường Huệ Nguyên - Nhà xuất bản Đà Nẵng)
Hải Sơn

>> xem thêm

Bình luận(0)