6 KHÔNG khi ăn khoai tây để loại bỏ hết các độc tố

Google News

Khoai tây nói riêng và khoai lang, sắn nói chung là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nếu như bạn biết sơ chế đúng cách để loại bỏ hết các độc tố có hại.

Chia sẻ trên VNE, đầu bếp Võ Quốc cũng khuyến cáo về các cách giúp loại bỏ độc tố trong khoai khi chế biến nhằm cho sức khỏe tốt nhất.
Không ăn khoai tây đã mọc mầm
Khi ăn khoai tây, bạn nên tránh chọn những củ khoai tây đã mọc mầm rồi nhé. Bởi khoai tây đã mọc mầm chứa chất độc sôlamin, có thể gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón…
Bởi thế, bạn tuyệt đối không nên ăn khoai tây đã mọc mầm. Hoặc nếu lỡ có củ khoai tây mọc mầm, bạn nên dùng dao khoét thật sâu và bỏ hẳn phần quanh mầm này đi.
6 KHONG khi an khoai tay de loai bo het cac doc to
Khi ăn khoai tây, bạn nên tránh chọn những củ khoai tây đã mọc mầm rồi nhé. Ảnh minh họa. 
Không ăn khi không qua sơ chế
Đối với khoai tây nói riêng và khoai mì nói chung, chất độc tập trung ở phần vỏ dày hai đầu củ khoai. Bởi thế, bạn nên phải qua sơ chế.
Khi sơ chế, cần cắt sâu vào hai đầu để nhựa chảy ra và loại bỏ chất độc. Bên cạnh đó, trước khi chế biến, bạn nên phải ngâm khoai trong nước muối loãng để qua đêm.
Tuyệt đối không ăn khoai sống. Thậm chí, nếu khi ăn thấy có phần đắng nên bỏ ngay vì đó là nơi tập trung chất độc.
Không ăn khoai đã hỏng
Các loại khoai đều dễ bị hà hay hư hại. Và những củ khoai đã hỏng cũng thường có mùi hăng đặc trưng. Bởi thế, nếu bạn phát hiện ra khoai đã hỏng thì bạn không nên tiếc mà nên bỏ đi.
Tránh chọn những củ khoai tây da nhăn nheo, bóp thấy hơi mềm vì đây là những củ đã để lâu và bị héo, ăn sẽ không còn nhiều dinh dưỡng, không ngọt.
Bạn cũng không nên chọn những củ khoai tây có chấm hay có nốt, bị sâu, mắt màu đen hoặc bị thối, chảy nước. Những củ khoai còn tươi nhưng vỏ bị trầy xước cũng không nên mua vì nó sẽ nhanh bị thối và lây sang các củ lành khác.
Không chọn những củ khoai tây có nhiều vết lõm, tuy không bị sâu bệnh hay bị hỏng nhưng về rất khó cạo hay gọt vỏ khiến món ăn mất đi tính thẩm mỹ cần thiết. Không chọn những củ có da đang chuyển sang màu xanh hoặc đã mọc mầm vì khoai tây mọc mầm rất độc và có hại cho sức khỏe.
Không bảo quản khoai tây ở nơi nhiều ánh nắng mặt trời
Khoai tây cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp với ánh nắng mặt trời lớp vỏ rất dễ bị chuyển sang màu xanh.
Nếu khoai tây được bảo quản ở nhiệt độ dưới 5ºC sẽ cho vị ngọt đậm đà hơn, tuy nhiên màu của chúng sau khi bạn nấu xong cũng sẽ đậm hơn so với màu những củ khoai được bảo quản ở nhiệt độ thường.
Không xào nấu chung khoai tây với cà chua hoặc thịt bò
Bạn không nên có thói quen xào nấu cà chua (nhất là cà chua xanh) với khoai tây. Bởi chúng sẽ hình thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.
Ngoài ra, không nên kết hợp xào khoai tây với thịt bò. Bởi chất xơ trong thịt bò ăn nhiều sẽ không có lợi cho niêm mạc dạ dày.
Không ăn tráng miệng bằng chuối khi ăn khoai tây
Sau khi đã ăn khoai tây, bạn không nên tráng miệng bằng chuối. Bởi vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate khiến người ăn có nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Theo Người Đưa Tin

Bình luận(0)