5 thực phẩm nổi tiếng giúp bạn không ốm nên ăn nhiều suốt năm 2016

Google News

Trong năm 2016 này, bạn nên tăng cường ăn những thực phẩm lành mạnh có lợi cho sức khỏe sau để cả năm khỏe mạnh, không bị ốm đau nhé.

Hồng ngâm
Hồng là một thực phẩm lành mạnh và rất hoàn hảo để giữ gìn sức khỏe của bạn được tốt nhất mỗi ngày. Thậm chí, nếu bạn muốn giảm cân, bạn có thể thực hiện chế độ giảm cân kết hợp với việc ăn quả hồng.
Y học truyền thống cũng cho rằng quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn. Quả hồng vị ngọt chát, tính hàn, vô độc; cuống hồng vị chát, tính bình, thông kinh mạch phổi, tì ( lá nách), thận, đại tràng; có tác dụng thanh nhiệt khứ táo, nhuận phế tiêu đờm, nhuyễn kiên, chỉ khát sinh tân, kiện tì, trị lị, chỉ huyết v.v… Điều này có thể giúp giảm táo bón, đau nhức do bệnh trĩ hoặc các chứng bệnh như là xuất huyết, ho khan, đau họng, huyết áp cao v.v…
Y học truyền thống cũng cho rằng quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn. 
Vì thế, trái hồng là một loại quả có tác dụng bảo vệ sức khoẻ rất tốt cho những người mắc chứng bệnh viên phế quản mãn tính, huyết áp cao, xơ cứng động mạch và các bệnh nhân trĩ nội trĩ ngoại. Nếu như dùng lá hồng sắc uống hoặc hãm uống thay trà cũng có tác dụng như: thúc đẩy quá trình tạo mới cho các tế bào, ha huyết áp, tăng cường lưu lượng máu cho các động mạch và trị ho tiêu đờm.
Củ cải đường
Củ cải đường được biết tới là một thực phẩm chứa rất nhiều folate, mangan, kali, và chất chống oxy hóa. Vì thế chúng có tác dụng chống viêm và giải độ cơ thể rất tốt.
Các nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh được rằng củ cải có hàm lượng chất protein thô, đường hòa tan, chất béo, chất xơ, vitamin C, rất phong phú. Ngoài ra nó còn có chứa kali, natri, phốt pho, magiê, sắt, canxi, kẽm, mangan, đồng và các khoáng chất khác. Củ cải có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng giúp phục hồi sức khỏe rất tốt.
Nếu bị chứng thiếu máu, thể chất yếu thì hãy ăn nhiều củ cải đường. Rễ của của cải đường rất giàu kali, photpho và giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa rất tốt. Bên cạnh đó, nó có thể thúc đẩy tiêu hóa. Củ cải đường có vitamin B12 tự nhiên và giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin, do đó lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực.
Nếu bạn có những thói quen xấu như hút thuốc, uống quá nhiều rượu và sinh hoạt không điều độ khiến sức khỏe giảm sút, hãy ăn nhiều củ cải đường. Không chỉ vậy, những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính, chịu ảnh hưởng của các bức xạ và tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời cũng có thể dùng củ cải đường để hạn chế ảnh hưởng xấu.
Với những người bị mắc bệnh viêm dạ dày và viêm niêm mạc dạ dày, việc tiêu hóa thức ăn sẽ rất khó khăn và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy ăn nhiều củ cải đường.
Các chất dinh dưỡng trong củ cải đường giúp thúc đẩy và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Các chất xơ trong loại thực phẩm này cũng giúp thúc đẩy sự hấp thu kẽm và khoáng chất. Khi bị cảm, thần kinh căng thẳng, cũng có thể dùng củ cải đường để điều trị.
Thì là
Thì là luôn được coi là một loại rau phụ gia rất tốt cho sức khỏe và là món ăn phụ độc đáo cho nhiều món salad.
Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, thực phẩm này còn có tác dụng làm thuốc. Lá thì là có mùi thơm hăng hắc, hơi đắng có vị cay, tính ấm, không độc dùng để bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, chữa đau bụng, đau răng, kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra. Nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận và giúp cải thiện hoạt động của dạ dày...
Đặc biệt thì là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở các thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh. Cách dùng 60g dịch chiết lá thì là trộn chung với 15ml nước ép rau cần tây, chia 3 lần uống trong ngày.
Quả bí đỏ
Quả bí đỏ có chứa nhiều carotenoid và vitamin A rất tốt cho sức khoẻ của mắt. Ngoài ra chúng có nhiều vitamin C, chất xơ, các vitamin khác, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Hầu hết các bộ phận của cây bí như dây, lá, hoa, quả non, quả chín, hạt đều có thể dùng làm thức ăn được. Mỗi bộ phận của bí lại có những lợi ích khác nhau, tuy nhiên chúng đều có điểm chung là rất tốt cho sức khỏe, giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxy hóa.
Đặc biệt, các bộ phận của bí dùng làm thức ăn đều có hàm lượng calo thấp nên đều có thể đưa vào thực đơn ăn kiêng của mỗi người.
Y học cổ truyền gọi bí ngô là nam qua, vị ngọt, tính bình, quy kinh tỳ, vị và đại trường. Tác dụng bổ khí, kiện tỳ, hòa vị, sinh tân, chỉ khát và nhuận tràng. Ngày nay, khoa học còn tìm ra rất nhiều tác dụng khác của bí ngô như hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp sáng mắt, hạ áp, có lợi cho tim mạch và giảm béo.
Quả lựu
Quả lựu không chỉ ngon miệng, đẹp mắt mà còn có nhiều tác dụng với chức năng cơ thể.
Với lượng dưỡng chất chống oxy hóa cao, ngăn ngừa sự phát triển của gốc tự do, lựu là “thần dược” cho phụ nữ trong quá trình chống lão hóa cơ thể.
Các vitamin C, quả lựu cung cấp dưỡng chất nhanh chóng cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho bạn vào bất cứ mùa nào trong năm. 
Ngoài ra, chiết xuất từ quả lựu có khả năng phòng chống các tổn hại cho gan. thận và bảo vệ thận của bạn khỏi bị nhiễm độc.
Các vitamin C, quả lựu cung cấp dưỡng chất nhanh chóng cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho bạn vào bất cứ mùa nào trong năm.
 
Video: Những thực phẩm kỵ nhau không nên kết hợp:
Nguồn video: VTV Cần Thơ.
Theo Người Đưa Tin

Bình luận(0)