10 lỗi sai "kinh điển" khiến thai nhi kém phát triển nhiều mẹ bầu mắc phải

Google News

Thói quen ăn uống, sinh hoạt của mẹ bầu có thể gây ảnh hưởng đến chỉ số cân nặng cũng như sự phát triển của thai nhi. Nếu mắc những sai lầm dưới đây, mẹ bầu cần thay đổi ngay nhé!

Nhịn ăn
Một số mẹ bầu có thời kỳ ốm nghén khủng khiếp đã quyết định nhịn ăn để phản đối các cơn ói. Thế nhưng điều này sẽ khiến mẹ mệt mỏi, thiếu chất và thai nhi phát triển bất thường. Lời khuyên là mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để cơ thể dễ tiếp nhận và nên uống sữa bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết.
Ăn quá nhiều
Ảnh minh họa. 
Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều so với mức cần thiết thì chất dinh dưỡng sẽ được tích trữ trong cơ thể mẹ dưới dạng mỡ và gây béo phì. Ăn quá nhiều không phải là cách khiến trẻ phát triển tốt hơn. Trẻ cũng sẽ béo lên giống như mẹ và đẩy mẹ và tình thế khó khăn khi sinh nở. Do đó, ăn uống hợp lý luôn là điều mẹ bầu nên làm.
Ăn quá nhiều chất béo
Với một số bệnh như: ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung… dù không trực tiếp bị gây ra bởi chất béo nhưng chất béo là một tác động khiến cơ thể mắc các chứng bệnh này vì chúng kích thích tổng hợp prolactin là nguyên nhân trực tiếp gây nên các chứng bệnh ung thư trên.
Theo nhiều nhà khoa học, ung thư các cơ quan có liên quan đến đường sinh sản này có tính chất di truyền từ mẹ sang con. Do đó, mẹ tránh ăn nhiều chất béo trong thai kỳ cũng là một cách để phòng bệnh cho cả mẹ lẫn con.
Ăn nhiều đường
Lượng đường trong máu mẹ bầu cao có thể gây ra các tình trạng như béo phì, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai, khó sinh… Ngoài ra, mẹ bầu có lượng đường trong máu cao thường có hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm bệnh và nhiễm khuẩn. Vì vậy, ăn nhiều đường trong thai kỳ là một cách ăn uống không tốt. Mẹ bầu nên để ý.
Bổ sung thừa canxi
Lượng canxi cần thiết cho mẹ bầu tăng từ 800mg trong ba tháng đầu đến 1.200 mg trong ba tháng cuối thai kỳ. Lượng canxi này cần được bổ sung đầy đủ để xây dựng hệ xương cho trẻ, tránh loãng xương ở mẹ bầu. Tuy nhiên, việc cung cấp nhiều hơn nhu cầu cơ thể cũng khiến trẻ đối mặt với các bệnh như: trẻ sinh ra sớm đóng thóp, xương hàm nhô, động mạch chủ thu nhỏ…
Lười bổ sung i-ốt
Cơ thể của phụ nữ mang thai bị thiếu i-ốt dễ bị ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp, từ đó khiến bộ não thai nhi kém phát triển. Tuyến giáp chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, thính giác và tinh thần của đứa trẻ. Nếu hormone tuyến giáp không được hoạt động tốt, chúng sẽ dẫn đến sự ra đời của những đứa trẻ tăng trưởng chậm, không biết phản ứng, thậm chí điếc, rối loạn tâm thần…hay còn gọi là bệnh Down. Hiện nay, bệnh Down vẫn chưa hề có thuốc chữa trị dứt điểm.
Thiếu hụt Mangan (Mn) khi mang thai
Thiếu Mn trong khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển xương, tạo khả năng xuất hiện các biến dạng khớp nghiêm trọng. Vì vậy khi mang thai, chị em phải chú ý đến hàm lượng Mn. Nói chung, nếu một người phụ nữ mang thai ăn ngũ cốc và rau đầy đủ thì việc thiếu Mn thường không xảy ra. Nhưng nếu ăn thực phẩm chế biến hoặc tổng hợp quá thường xuyên sẽ làm cho cơ thể thiếu hụt Mn.
Cung cấp thiếu hoặc thừa protein
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng cần được cung cấp đủ trong thai kỳ, không chỉ đảm bảo cho cơ thể mẹ khỏe mạnh mà còn giúp cho thai nhi phát triển hoàn thiện. Do đó, nếu lượng protein thiếu, thai nhi sẽ kém phát triển.
Tuy vậy, việc cung cấp thừa protein cũng khiến cho thai phụ bị mắc các chứng chán ăn, cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng hoặc cơ thể sinh ra hydrogen sulfide, histamine và một số hợp chất khác… chúng có hại cho cơ thể, thường gây đầy hơi, kém ăn, chóng mặt…
Bồi bổ những thực phẩm có tính “nóng”
Thực phẩm có tính “nóng” như nhân sâm, nhãn, đào, vải, mận, ổi… không tốt cho mẹ bầu vì chúng tác động đến hệ tim mạch và làm gia tăng huyết áp ở mẹ bầu.
Trong khi đó, tốc độ lưu thông máu của mẹ bầu trong thai kỳ thường tăng lên khiến mẹ bầu dễ giữ nước và mắc chứng cao huyết áp chưa kể, tim và các động mạch, tĩnh mạch cũng gánh vác những áp lực nhiều hơn. Và thực phẩm có tính “nóng” làm gia tăng các áp lực này.
Ăn nhiều thực phẩm có tính axit
Hiện tượng ốm nghén trong thời kỳ đầu thai kỳ khiến mẹ bầu hay thèm chua. Các thực phẩm chua có tính axit mạnh và trẻ dễ dàng hấp thu tính axit này từ mẹ trong giai đoạn đầu của thai nhi, điều này khiến cho thai nhi có nguy cơ bị dị tật cao hơn.
Do đó, ít nhất trong hai tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế các thực phẩm có tính axit nhé.
Theo Thùy Linh/Em Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)