Quét radar, hiện ra 134 "ngôi làng ma" 1.900 tuổi giữa cánh đồng

Google News

Các nhà khoa học gọi đó là một bước đột phá khảo cổ bởi các "ngôi làng ma" mới phát hiện có thể cung cấp rất nhiều dữ liệu về thời kỳ La Mã chiếm đóng Anh.

Các nhà khoa học gọi đó là một bước đột phá khảo cổ bởi các "ngôi làng ma" mới phát hiện có thể cung cấp rất nhiều dữ liệu về thời kỳ La Mã chiếm đóng Anh, với những bước ngoặt lớn về văn minh lẫn chính trị.
Nghiên cứu trên dẫn đầu bởi tiến sĩ Manuel Fernández-Götz, Trưởng khoa Khảo cổ học tại Trường Đại học Edinburgh (Scotland - Vương quốc Anh). Các nhà nghiên cứu đã dùng LiDAR, một phương pháp thám sát bằng tia laser, để thu thập hình ảnh radar chi tiết về khu vực quanh Bức tường Hadrian nổi tiếng ở Scotland.
Quet radar, hien ra 134
Dữ liệu Lidar tiết lộ những cấu trúc ma quái ẩn dưới thảm xanh của cao nguyên Scotland - Ảnh: ANTIQUITY 
Kết quả hoàn toàn gây sốc: Khoảng 134 khu định cư thời đại đồ sắt, chưa từng được biết đến với nhiều tàn tích nhà cửa, trang trại đã hiện lên đầy ma quái trong các bức ảnh chụp vùng Burnswark kề cận Bức tường Hadrian.
Hadrian là hoàng đế của Đế chế La Mã từ năm 117 đến năm 138 sau Công nguyên. Nửa sau thời kỳ trị vì của ông, vào năm 122 sau Công Nguyên, công việc xây dựng bức tường mang tên ông được bắt đầu.
Bức tường Hadrian đại diện cho biên giới cực Bắc của Đế chế, đã tồn tại trong khoảng 20 năm. Đây cũng là thời kỳ mà các "ngôi làng ma" vừa được tìm thấy đã tồn tại.
Từ sự an toàn và an ninh của Bức tường Hadrian, người La Mã đã mở rộng thêm về phía Bắc và xây dựng Bức tường Antonine, làm biên giới La Mã mới nhất ở cực Bắc. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 142 sau Công nguyên dưới sự chỉ huy của người cầm quyền kế tiếp Antonius Pius, và mất 12 năm để hoàn thành.
Quet radar, hien ra 134
 Dấu vết của một "ngôi làng ma" - Ảnh: ANTIQUITY
"Đây là một trong những khu vực thú vị nhất của Đế chế, bởi vì Scotland là một trong số rất ít khu vực ở Tây Âu mà quân đội La Mã chưa bao giờ thiết lập được toàn quyền kiểm soát" - tiến sĩ Fernández-Götz nói.
Việc phát hiện ra tàn tích các "ngôi làng ma" sẽ giúp cung cấp chi tiết về cuộc sống của người dân thời kỳ này, cách nền văn minh phát triển trong bối cảnh người La Mã xâm lược nhưng chưa thực sự kiểm soát được khu vực.
Vùng nghiên cứu rộng 1.500 km2 vừa rồi mới chỉ là một phần trong tổng thể dự án. Các nhà khoa học ước tính còn khoảng 700 khu định cư tương tự nằm ẩn bên dưới vùng dự định khảo sát kéo dài từ giữa Durham và Cao nguyên Nam Scotland.
Nghiên cứu sơ bộ vừa công bố trên Antiquity.
Theo Thu Anh/Người Lao Động

>> xem thêm

Bình luận(0)