Tắc kè Địa Trung Hải có kích thước chỉ bằng một ngón tay với phần bụng dưới gần như trong suốt. Thức ăn ưa thích của chúng là sâu bướm, bọ gián và chúng chẳng ngại ngồi phục kích những con mồi béo bở này trong đêm. Tắc kè lùn đầu vàng chỉ dài vẻn vẹn 3-5cm. Loài này rất thích phơi mình dưới ánh mặt trời, nhưng khi nguy hiểm, chúng sẽ tự làm dẹt cơ thể sao cho chui vừa khe trên thân tre. Là “thổ dân” của vùng New Zealand, tắc kè xanh sở hữu làn da xanh lá cây mượt mà trong khi màu lưỡi lại hết sức đa dạng, từ cam, đỏ, xanh, đen, hồng đến vàng. Chiếc đuôi dài còn được chúng tận dụng như một cái chân thứ 5. Tắc kè mắt ếch (tên khoa học là Teratoscincus) thường được tìm thấy ở Trung Đông và các sa mạc. Làn da với màu sắc phân bố khá tinh tế không chỉ mang lại diện mạo xinh đẹp mà còn giúp chúng hô hấp thoải mái dưới những hang cát sâu tới hơn 80cm. Chú tắc kè trắng nâu đáng yêu này thường sinh sống tại Thái Lan, Singapore, Indonesia và Campuchia. Chiếc đuôi của chúng có chức năng như một bàn tay, có thể cầm nắm được. Tắc kè nhà là loài bò sát được các gia đình chào đón bởi chúng giúp họ tiêu diệt muỗi và các loài côn trùng khác. Tắc kè đuôi xanh sở hữu diện mạo vô cùng nổi bật với những chấm đỏ trên lưng và chiếc đuôi dài thướt tha. Con cái thường có đuôi màu xanh lá cây. Lọt vào top 3 của danh sách này là một “cô nàng” tắc kè đính cườm với những chấm nhỏ như những hạt cườm nằm dọc hai bên và thân hình thon gọn, không có mỡ ở phần đuôi như những đồng loại khác. Tuy sở hữu thân hình chắc nịch nhưng Rhacodactylus lại có chiếc mào hết sức duyên dáng trên đỉnh đầu nên còn được gọi là tắc kè mào. Ngoài ra, chiếc đuôi của chúng cũng khá đặc biệt, có thể cầm, nắm lá cây và cành cây nhỏ. Tokay là một trong những loài tắc kè được nuôi làm cảnh nhiều nhất trên thế giới chính bởi ngoại hình siêu đáng yêu của chúng. Không những thế, màu sắc của chúng còn hết sức đa dạng nên người nuôi có thể thoải mái lựa chọn.
Tắc kè Địa Trung Hải có kích thước chỉ bằng một ngón tay với phần bụng dưới gần như trong suốt. Thức ăn ưa thích của chúng là sâu bướm, bọ gián và chúng chẳng ngại ngồi phục kích những con mồi béo bở này trong đêm.
Tắc kè lùn đầu vàng chỉ dài vẻn vẹn 3-5cm. Loài này rất thích phơi mình dưới ánh mặt trời, nhưng khi nguy hiểm, chúng sẽ tự làm dẹt cơ thể sao cho chui vừa khe trên thân tre.
Là “thổ dân” của vùng New Zealand, tắc kè xanh sở hữu làn da xanh lá cây mượt mà trong khi màu lưỡi lại hết sức đa dạng, từ cam, đỏ, xanh, đen, hồng đến vàng. Chiếc đuôi dài còn được chúng tận dụng như một cái chân thứ 5.
Tắc kè mắt ếch (tên khoa học là Teratoscincus) thường được tìm thấy ở Trung Đông và các sa mạc. Làn da với màu sắc phân bố khá tinh tế không chỉ mang lại diện mạo xinh đẹp mà còn giúp chúng hô hấp thoải mái dưới những hang cát sâu tới hơn 80cm.
Chú tắc kè trắng nâu đáng yêu này thường sinh sống tại Thái Lan, Singapore, Indonesia và Campuchia. Chiếc đuôi của chúng có chức năng như một bàn tay, có thể cầm nắm được.
Tắc kè nhà là loài bò sát được các gia đình chào đón bởi chúng giúp họ tiêu diệt muỗi và các loài côn trùng khác.
Tắc kè đuôi xanh sở hữu diện mạo vô cùng nổi bật với những chấm đỏ trên lưng và chiếc đuôi dài thướt tha. Con cái thường có đuôi màu xanh lá cây.
Lọt vào top 3 của danh sách này là một “cô nàng” tắc kè đính cườm với những chấm nhỏ như những hạt cườm nằm dọc hai bên và thân hình thon gọn, không có mỡ ở phần đuôi như những đồng loại khác.
Tuy sở hữu thân hình chắc nịch nhưng Rhacodactylus lại có chiếc mào hết sức duyên dáng trên đỉnh đầu nên còn được gọi là tắc kè mào. Ngoài ra, chiếc đuôi của chúng cũng khá đặc biệt, có thể cầm, nắm lá cây và cành cây nhỏ.
Tokay là một trong những loài tắc kè được nuôi làm cảnh nhiều nhất trên thế giới chính bởi ngoại hình siêu đáng yêu của chúng. Không những thế, màu sắc của chúng còn hết sức đa dạng nên người nuôi có thể thoải mái lựa chọn.