Cảnh tượng hiếm thấy này được cho là do băng tuyết tan chảy nhanh chóng ở Bắc cực khiến 35.000 cá thể hải mã buộc phải di cư. Hàng chục nghìn con hải mã di chuyển đến bãi biển ở phía Tây Bắc Alaska, Mỹ, cách Bắc Cực khoảng 2.100km. Sự di chuyển đột ngột của số đông loài hải mã khiến các chuyên gia khá bất ngờ. Họ còn phát hiện được 50 xác chết hải mã trên bãi biển. Rất có thể những cá thể này đã bị chết do có sự giẫm đạp, xô đẩy mạnh. Margaret Williams, giám đốc điều hành chương trình Bắc Cực, thuộc Quỹ Động vật hoang dã, cho biết: "Số lượng lớn hải mã di cư là dấu hiệu đáng chú ý về môi trường. Hải mã, con gấu Bắc cực đã và đang báo động cho chúng ta biết về việc môi trường Bắc Cực đang thay đổi nhanh chóng. Thế giới cần hành động ngay để có thể giải quyết và hạn chế sự biến đổi khí hậu, nóng lên của Trái đất ". Không giống như hải cẩu, hải mà không thể bơi liên tục và chúng phải nghỉ ngơi. Chúng thường sử dụng phần ngà của mình để bám vào những tảng băng để leo lên. Băng biển tan chảy nhiều khiến cho các cá thể hải mã trở nên hỗn loạn do không thể tìm thấy được nơi trú ngụ. Hải mã Thái Bình Dương thường trú ngụ ở bờ biển Bering trong mùa đông (thời điểm hải mã cái sinh con và sử dụng băng như một điểm tựa để có thể lặn tìm thức ăn cho các con). Hải mã là một trong những loài động vật nhút nhát. Khi xảy ra chút biến động nhẹ, các cá thể của loài này cũng có thể giẫm đạp lên nhau để tìm sự sống. Hải mã tụ tập đông đúc ngoài bãi biển ở Alaska tạo nên cảnh tượng choáng ngợp.
Cảnh tượng hiếm thấy này được cho là do băng tuyết tan chảy nhanh chóng ở Bắc cực khiến 35.000 cá thể hải mã buộc phải di cư.
Hàng chục nghìn con hải mã di chuyển đến bãi biển ở phía Tây Bắc Alaska, Mỹ, cách Bắc Cực khoảng 2.100km.
Sự di chuyển đột ngột của số đông loài hải mã khiến các chuyên gia khá bất ngờ. Họ còn phát hiện được 50 xác chết hải mã trên bãi biển. Rất có thể những cá thể này đã bị chết do có sự giẫm đạp, xô đẩy mạnh.
Margaret Williams, giám đốc điều hành chương trình Bắc Cực, thuộc Quỹ Động vật hoang dã, cho biết: "Số lượng lớn hải mã di cư là dấu hiệu đáng chú ý về môi trường. Hải mã, con gấu Bắc cực đã và đang báo động cho chúng ta biết về việc môi trường Bắc Cực đang thay đổi nhanh chóng. Thế giới cần hành động ngay để có thể giải quyết và hạn chế sự biến đổi khí hậu, nóng lên của Trái đất ".
Không giống như hải cẩu, hải mà không thể bơi liên tục và chúng phải nghỉ ngơi. Chúng thường sử dụng phần ngà của mình để bám vào những tảng băng để leo lên.
Băng biển tan chảy nhiều khiến cho các cá thể hải mã trở nên hỗn loạn do không thể tìm thấy được nơi trú ngụ.
Hải mã Thái Bình Dương thường trú ngụ ở bờ biển Bering trong mùa đông (thời điểm hải mã cái sinh con và sử dụng băng như một điểm tựa để có thể lặn tìm thức ăn cho các con).
Hải mã là một trong những loài động vật nhút nhát. Khi xảy ra chút biến động nhẹ, các cá thể của loài này cũng có thể giẫm đạp lên nhau để tìm sự sống.
Hải mã tụ tập đông đúc ngoài bãi biển ở Alaska tạo nên cảnh tượng choáng ngợp.