Công ty công nghệ Facebook ngày 16/12 đã khởi động "cuộc chiến" mới với tập đoàn công nghệ máy tính Apple khi cáo buộc rằng các biện pháp mới của nhà sản xuất điện thoại thông minh iPhone về thu thập dữ liệu và quảng cáo gây bất lợi cho các doanh nghiệp nhỏ.Tranh chấp giữa hai doanh nghiệp công nghệ trên tập trung vào những thay đổi trong phiên bản mới nhất của hệ điều hành iOS của Apple, bao gồm tính năng minh bạch theo dõi mà Facebook cho rằng sẽ làm tê liệt khả năng "phát tán" quảng cáo của họ.Trước đó, Facebook cũng đã "phàn nàn" Apple về vấn đề phí hoa hồng khi tập đoàn công nghệ này tính phí các ứng dụng được liệt kê trên thiết bị iOS trong khi mạng xã hội lớn nhất thế giới lại liên kết với các nhà phát triển phần mềm nhỏ - những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chính sách này.Vào tuần trước, Facebook thực hiện chiến dịch chống Apple kéo dài 2 ngày. Mạng xã hội mua quảng cáo trên nhiều tờ báo in để nhấn vào thay đổi sắp tới trong hệ điều hành iPhone. Thay đổi sẽ thông báo cho người dùng khi có ứng dụng muốn theo dõi dữ liệu cá nhân của họ như địa điểm, lịch sử duyệt web.Đây là hành vi mà những hãng như Facebook dùng để phục vụ quảng cáo. Nó cũng cho phép người dùng tùy chọn chặn theo dõi trước khi dùng ứng dụng.Facebook vẽ ra bức tranh về "âm mưu" của Apple: Một công ty toàn quyền kiểm soát nền tảng, thực hiện thay đổi nhằm bóp nghẹt doanh nghiệp nhỏ, buộc họ đi theo mô hình tính phí để công ty thu hoa hồng. Facebook truyền tải thông điệp đó trong quảng cáo báo giấy, blog, bài viết Instagram và các website khác.Apple phủ nhận cáo buộc của Facebook. Công ty khẳng định thông báo mà người dùng nhìn thấy trên ứng dụng chỉ được thiết kế nhằm cho họ biết khi nào và bằng cách nào mà ứng dụng theo dõi bạn, chứ không cấm hoàn toàn. Những nhà phát triển ứng dụng như Facebook vẫn có quyền sử dụng thông báo và không gian khác để giải thích vì sao bạn nên cho họ theo dõi.Căng thẳng giữa Facebook và Apple bắt đầu từ thời kỳ sơ khai của iPhone và ham muốn kiểm soát làn sóng điện toán tiếp theo. Năm 2014, Zuckerberg chỉ trích Apple và lập trường của Cook về quyền riêng tư. Ông chủ Facebook cho rằng Apple bán sản phẩm quá đắt.Khẩu chiến trong 10 năm cho thấy khác biệt căn bản về ý kiến giữa hai gã khổng lồ công nghệ về cách kinh doanh trên Internet. Theo quan điểm của Facebook, Internet là "rừng hoang" với nhiều nền tảng cạnh tranh, cung cấp dịch vụ sáng tạo miễn phí. Bạn có thể không trả tiền để sử dụng mà bằng dữ liệu để nhà quảng cáo hiển thị thứ bạn muốn mua ngay trước mắt bạn khi chuyển đổi từ thiết bị và dịch vụ này sang thiết bị và dịch vụ khác.Còn quan điểm của Apple, Internet chỉ là phần mở rộng của cuộc cách mạng điện toán máy tính mà công ty hỗ trợ khởi động trong những năm 1980 và điện thoại là thiết bị mang tính riêng tư nhất. Bạn nên biết các công ty đang làm gì với thông tin thu thập được qua chiếc điện thoại đó trước khi chia sẻ dữ liệu.Cả hai công ty đều bác bỏ những khiếu nại vi phạm luật chống độc quyền. Rất khó để biết cuộc chiến kết thúc như thế nào. Apple không có ý định khoan nhượng, còn Facebook không muốn mất hàng triệu người dùng khi gỡ ứng dụng khỏi App Store.Apple và Facebook sẽ cần có nhau xét về lâu về dài, bởi hàng tỷ người dùng di động chắc chắn muốn các ứng dụng mạng xã hội yêu thích hoạt động tốt trên những chiếc điện thoại và tablet họ đang dùng. Vậy nên điều cần thiết nhất bây giờ là sự dàn xếp những "ẩu đả" không đáng có.
Công ty công nghệ Facebook ngày 16/12 đã khởi động "cuộc chiến" mới với tập đoàn công nghệ máy tính Apple khi cáo buộc rằng các biện pháp mới của nhà sản xuất điện thoại thông minh iPhone về thu thập dữ liệu và quảng cáo gây bất lợi cho các doanh nghiệp nhỏ.
Tranh chấp giữa hai doanh nghiệp công nghệ trên tập trung vào những thay đổi trong phiên bản mới nhất của hệ điều hành iOS của Apple, bao gồm tính năng minh bạch theo dõi mà Facebook cho rằng sẽ làm tê liệt khả năng "phát tán" quảng cáo của họ.
Trước đó, Facebook cũng đã "phàn nàn" Apple về vấn đề phí hoa hồng khi tập đoàn công nghệ này tính phí các ứng dụng được liệt kê trên thiết bị iOS trong khi mạng xã hội lớn nhất thế giới lại liên kết với các nhà phát triển phần mềm nhỏ - những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chính sách này.
Vào tuần trước, Facebook thực hiện chiến dịch chống Apple kéo dài 2 ngày. Mạng xã hội mua quảng cáo trên nhiều tờ báo in để nhấn vào thay đổi sắp tới trong hệ điều hành iPhone. Thay đổi sẽ thông báo cho người dùng khi có ứng dụng muốn theo dõi dữ liệu cá nhân của họ như địa điểm, lịch sử duyệt web.
Đây là hành vi mà những hãng như Facebook dùng để phục vụ quảng cáo. Nó cũng cho phép người dùng tùy chọn chặn theo dõi trước khi dùng ứng dụng.
Facebook vẽ ra bức tranh về "âm mưu" của Apple: Một công ty toàn quyền kiểm soát nền tảng, thực hiện thay đổi nhằm bóp nghẹt doanh nghiệp nhỏ, buộc họ đi theo mô hình tính phí để công ty thu hoa hồng. Facebook truyền tải thông điệp đó trong quảng cáo báo giấy, blog, bài viết Instagram và các website khác.
Apple phủ nhận cáo buộc của Facebook. Công ty khẳng định thông báo mà người dùng nhìn thấy trên ứng dụng chỉ được thiết kế nhằm cho họ biết khi nào và bằng cách nào mà ứng dụng theo dõi bạn, chứ không cấm hoàn toàn. Những nhà phát triển ứng dụng như Facebook vẫn có quyền sử dụng thông báo và không gian khác để giải thích vì sao bạn nên cho họ theo dõi.
Căng thẳng giữa Facebook và Apple bắt đầu từ thời kỳ sơ khai của iPhone và ham muốn kiểm soát làn sóng điện toán tiếp theo. Năm 2014, Zuckerberg chỉ trích Apple và lập trường của Cook về quyền riêng tư. Ông chủ Facebook cho rằng Apple bán sản phẩm quá đắt.
Khẩu chiến trong 10 năm cho thấy khác biệt căn bản về ý kiến giữa hai gã khổng lồ công nghệ về cách kinh doanh trên Internet. Theo quan điểm của Facebook, Internet là "rừng hoang" với nhiều nền tảng cạnh tranh, cung cấp dịch vụ sáng tạo miễn phí. Bạn có thể không trả tiền để sử dụng mà bằng dữ liệu để nhà quảng cáo hiển thị thứ bạn muốn mua ngay trước mắt bạn khi chuyển đổi từ thiết bị và dịch vụ này sang thiết bị và dịch vụ khác.
Còn quan điểm của Apple, Internet chỉ là phần mở rộng của cuộc cách mạng điện toán máy tính mà công ty hỗ trợ khởi động trong những năm 1980 và điện thoại là thiết bị mang tính riêng tư nhất. Bạn nên biết các công ty đang làm gì với thông tin thu thập được qua chiếc điện thoại đó trước khi chia sẻ dữ liệu.
Cả hai công ty đều bác bỏ những khiếu nại vi phạm luật chống độc quyền. Rất khó để biết cuộc chiến kết thúc như thế nào. Apple không có ý định khoan nhượng, còn Facebook không muốn mất hàng triệu người dùng khi gỡ ứng dụng khỏi App Store.
Apple và Facebook sẽ cần có nhau xét về lâu về dài, bởi hàng tỷ người dùng di động chắc chắn muốn các ứng dụng mạng xã hội yêu thích hoạt động tốt trên những chiếc điện thoại và tablet họ đang dùng. Vậy nên điều cần thiết nhất bây giờ là sự dàn xếp những "ẩu đả" không đáng có.