"Thánh tán gái" ở thế giới loài chim, được phong "chim phòng the"

Google News

Ở Australia tồn tại một loài chim có kĩ năng quyến rũ "bạn tình" vô cùng công phu và nghệ thuật. Loài này có tên là đinh viên nhưng được biết tới với biệt danh "chim phòng the". 

Vì sao được phong biệt danh “chim phòng the”?

Chim đinh viên - Chim bowerbird còn được biết đến với tên gọi khác là chim xanh, chim phòng the. ... là loài chim đặc hữu trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt của miền đông nước Úc.

Chim bowerbird có bộ lông màu xanh đen, ánh kim, trọng lượng khoảng 250g - 300g với chiều dài thân từ đầu đến đuôi khoảng 30cm. Chim bowerbird ăn trái cây, đôi khi chúng cũng ăn côn trùng.

 Chim bowerbird được tôn vinh là thánh tán gái trong thế giới các loài chim

"Bower'' ở đây có thể được dịch theo nghĩa đen là ''khuê phòng''. Đỏm dáng không thôi chưa đủ, sự quyến rũ của chim Bowerbird còn tới từ đức tính kiên nhẫn, tài năng nghệ thuật, tính cách tinh tế, và sự chu đáo tỉ mỉ. Trong thực tế, loài chim này thường dày công thiết kế và tạo ra một viễn cảnh thơ mộng để thu hút con cái tới giao phối. Thời gian dành cho công việc này thường kéo dài trong hẳn từ 9 cho tới 11 tháng.

Phần quan trọng nhất trong các công đoạn chính là quá trình dựng lên một chiếc tổ tuyệt đẹp. Các nhà khoa học gọi đây là vật chứng biểu lộ cho "tổ ấm tình yêu" hoàn hảo, thứ mà thực chất cũng sẽ gây thu hút đối với các con cái thuộc các loài động vật khác. Chỉ có điều, không phải loài sinh vật nào cũng sở hữu năng khiếu nghệ thuật như Bowerbird.

Hấp dẫn vì nhẫn nại, tinh tế và chu đáo?

Theo phân tích khoa học, não bộ của loài Bowerbird có khả năng thực hiện các suy nghĩ tính toán, kết hợp với tư duy phối cảnh và chọn lựa màu sắc trong hội họa. Chính bởi thế, dưới góc nhìn của các nghệ sĩ chuyên nghiệp, chim Bowerbird có thể tạo nên một chiếc tổ tuyệt đẹp, đạt độ chuẩn xác về phối cảnh cũng như thẩm mỹ.

Đáng kinh ngạc hơn, "thánh tán gái" trong thế giới loài chim còn thực sự thuần thục một số thủ thuật không gian. Chúng biết áp dụng luật xa gần khi trang trí các vật thể theo thứ tự lần lượt: vật lớn đặt xa và vật nhỏ đặt gần. Vị trí xa gần được tính toán phù hợp với vị trí của các con chim cái đang nằm trong phạm vi tán tỉnh của chim đực.

Thủ thuật này thường được các kiến trúc sư sử dụng để khiến các công trình thiết kế của họ trông bề thế hơn. Tất nhiên, trong trường hợp mục đích của Bowerbird, chiếc tổ trông càng lớn sẽ càng dễ thu hút chim cái hơn.

Mặt khác, Bowerbird cũng rất tinh tế trong việc chọn lựa các vật thể dùng để trang trí lên chiếc tổ của chúng. Bowerbird có màu sắc ưa thích là màu xanh lam (blue) nhưng chúng không ngại dùng những vật mang màu sắc khác vào công việc trang trí. Những đám lông màu sắc, quả mọng, vỏ cây hoặc hoa lá, dù trang trí bằng loại vật liệu nào, chim Bowerbird vẫn luôn cho thấy chúng xứng đáng là bậc thầy phối màu trong giới động vật.

Sau khi dày công tạo nên tổ ấm hoàn hảo, các chú chim đực rất kiên nhẫn trong việc chờ đợi các chim cái tới giao phối. Thực tế, các chim đực cũng không phải chờ đợi quá lâu. Thật khó để các chim cái có thể cưỡng lại được vẻ đẹp của chiếc tổ một khi chúng đã nhìn thấy. Thông thường, chim cái sẽ mau chóng tự nguyện bay vào tổ ấm để thực hiện giao phối với bạn tình.

Qua quá trình theo dõi Bowerbird, các nhà khoa học thừa nhận những con đực của loài này xứng danh là những quí ông quyến rũ nhất hành tinh. Những phẩm chất tính cách của chúng như nhẫn nại, tinh tế và chu đáo, đều là những phẩm chất có sức hấp dẫn đặc biệt.

Theo Đỗ Hợp/Tiền Phong

>> xem thêm

Bình luận(0)