Rắn bò vào nhà cắn người mùa nước nổi

Google News

Người dân cần chú ý dọn dẹp nhà cửa, phát quang cây cối xung quanh, nhất là khu vực gần sông, rạch và những nơi vườn um tùm để hạn chế rắn bò vào nhà.

Cứ vào mùa nước nổi thì các tỉnh, thành vùng ĐBSCL lại ghi nhận các trường hợp người dân bị rắn cắn, trong đó có cả người lớn và trẻ em, nhiều trường hợp rắn bò vào trong nhà cắn người. Theo nhận định của các bác sĩ, vào mùa nước nổi rắn mất nơi trú ngụ và thường bò vào nơi khô ráo, nhất là nhà của người dân để trú ẩn nên gây ra các vụ cắn người. Do đó, người dân cần phát quang cây cối xung quang, dọn dẹp nhà cửa để tránh rắn bò vào nhà cắn.
Ran bo vao nha can nguoi mua nuoc noi
 Khi bị rắn cắn, người dân cần đến ngay Bệnh viện để kịp thời cứu chữa
Mới đây, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần đã tiếp nhận và cấp cứu thành công cho em Nguyễn Văn Triệu, 12 tuổi ở ấp Phú Long, xã Tân Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long bị rắn lục bò vào nhà cắn. Khi bị rắn cắn, em Triệu đang nằm trên giường xem ti vi và gác chân lên cửa sổ, sau đó gia đình đã đưa em vào bệnh viên để cấp cứu.
Anh Nguyễn Văn Muôn, cha của bé Triệu cho biết, vào ngày 4/10, con anh đang xem ti vi thì bị rắn cắn, sau khi xem qua vết thương, biết con bị rắn cắn, anh đã lấy đèn pin rọi xuống giường và phát hiện con rắn có màu xanh dài gần 1 mét nằm ngay phía dưới giường. Ngay sau đó, gia đình đã nhanh chóng đưa em Triệu qua Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ để cấp cứu. Sau khi kiểm tra các bác sĩ cho biết, con anh có biểu hiện rối loạn đông máu do rắn cắn, sau đó các bác sĩ tiến hành truyền huyết thanh kháng độc rắn để điều trị.
Anh Muôn cho biết, gia đình làm vườn nhưng xung quanh nhà đã phát quang nhưng không hiểu sao rắn vẫn bò vào nhà cắn người. Gia đình sống nhiều năm ở khu vực này nhưng ít khi thấy trường hợp rắn bò vào nhà cắn người như hiện nay.
“Con rắn đó bự hơn ngón tay cái mình, màu xanh. Thời xưa người ta hay kêu con rắn lục đầu rùa đó, đầu nó tròn chứ không phải đầu mũi tên nhọn như con rắn lục xanh khác, mà tôi không biết rắn gì độc. Con tôi mới lần này bị rắn lục cắn thì tôi mới chở đi chứ, hồi đó giờ chưa thấy ai ở xứ tôi bị rắn cắn mà chở đi hết”, anh Muôn nói.
Ran bo vao nha can nguoi mua nuoc noi-Hinh-2
Theo anh Muôn, sống ở khu vực này mấy chục năm mà chưa thấy tình trạng rắn bò vào nhà cắn người. 
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Nhân Mỹ, Phó Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ cho biết, từ đầu tháng 9 đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận 8 trường hợp bị rắn độc cắn. Đa số các ca nhập viện cấp cứu do rắn cắn, chủ yếu bị rắn hổ, rắn lục cắn gây rối loạn đông máu, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây xuất huyết não dẫn đến tử vong. Trong 8 ca nhập viện cấp cứu do bị rắn cắn, có vài trường hợp bị biến chứng nặng do gia đình chữa trị tại nhà, thấy bệnh tình nặng hơn mới đưa vào Bệnh viện.
Ran bo vao nha can nguoi mua nuoc noi-Hinh-3
Các bác sĩ khuyến cáo cần phát quang cây cối và dọn dẹp nhà cửa để đỡ bị rắn cắn. 
Bác sĩ Mỹ cũng khuyến cáo, khi con trẻ bị rắn cắn gia đình cần đưa ngay đến Bệnh viện để các bác sĩ cấp cứu, không đưa trẻ đến thầy lang bó thuốc, tránh gây nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra, các hộ gia đình cần dọn dẹp nhà cửa, phát quang cây cỏ xung quanh nhà để hạn chế rắn bò vào nhà cắn người.
“Khi bị rắn cắn thì phải bình tĩnh, trấn an em bé vệ sinh băng bó cố định, quan trọng nhất là đưa em bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt, bất kể có biết con rắn hoặc là không biết con rắn để bác sĩ có thể phân biệt. Không nên băng bó lá thuốc gì trước”, bác sĩ Mỹ nói.
Vào mùa nước nổi, rắn mất nơi trú ngụ nên thường gây ra các vụ cắn người. Chính vì vậy người dân cần chú ý dọn dẹp nhà cửa, phát quang cây cối xung quanh, nhất là khu vực gần sông, rạch và những nơi vườn um tùm để hạn chế rắn bò vào nhà. Bên cạnh đó, khi con trẻ bị rắn cắn cần nhanh chóng đưa đến Bệnh viện để kịp thời để cấp cứu, tránh nguy hiểm tính mạng./.
Theo Phạm Hải/VOV

>> xem thêm

Bình luận(0)