Trên TikTok xuất hiện một trào lưu khá rầm rộ với tên gọi “veneer vlog”. Trong các vlog này, họ chia sẻ những hình ảnh “bộ hàm cá mập” sau khi mài răng và cho biết đó là những bước chuẩn bị cho quy trình dán sứ veneer.Tuy nhiên, bác sĩ nha khoa cho biết đây không phải các bước chuẩn bị tiêu chuẩn dành cho dán sứ veneer mà là cho bọc crown (bọc mão sứ), một quy trình không được khuyến khích thực hiện với các bạn trẻ.Trước đó trên TikTok đã xuất hiện nhiều trào lưu vô cùng nguy hiểm của giới trẻ. Cụ thể, người dùng sẽ dùng giũa móng tay để mài những chiếc răng không đều của mình và đăng video lên Tiktok.Tuy nhiên, các nha sĩ đã cảnh báo khi ‘tự xử' ở nhà mà không có kiến thức chuyên môn về răng miệng, người thực hiện có thể phá hỏng những cấu trúc răng quan trọng, gây đau nhức răng và tệ hơn nữa là làm răng bị hoại tử.Thử thách có tên gọi “Skullbreaker” (Thử thách “Vỡ hộp sọ”) gây sốt trên mạng xã hội TikTok. Những ai tham gia thử thách này sẽ đứng thành nhóm 3 người thẳng hàng theo chiều ngang, 2 người đứng ở 2 bên sẽ lừa người đứng giữa nhảy lên, sau đó sẽ đá mạnh vào hai chân của người đứng giữa khi họ vẫn đang ở trên không khiến người này bị ngã ngửa ra sau.Nhiều trường hợp bị thương khi thực hiện thử thách “Skullbreaker” đã được ghi nhận trên thế giới. Thậm chí, có ít nhất một trường hợp đã tử vong vì trò đùa này, đó là nữ sinh 16 tuổi người Brazil. Trong ảnh là thiếu niên người Mỹ đã bị chấn thương ở đầu nghiêm trọng khi thực hiện thử thách “Skullbreaker”.Một thử thách gây sốc khác, có thể gây hoả hoạn là tay cầm đồng xu cho vào khe giữa cục sạc điện thoại và ổ cắm điện rồi xem tia lửa phát ra.Tại một trường học của bang Massachusetts đã xảy ra hoả hoạn do trò nghịch dại này. 2 sinh viên đã đối mặt với nhiều cáo buộc từ cảnh sát và các hình phạt từ trường học.Thử thách ngũ cốc kỳ dị có thể gây nguy hiểm đến người thực hiện vào lúc kết thúc. Để tham gia thử thách này, một người sẽ đổ sữa và ngũ cốc vào miệng của một người đang nằm dưới đất, và sau đó là ăn sáng từ “bát nhân tạo” này.Trào lưu "The Salt Challenge" (Thử thách Muối) yêu cầu người chơi đổ cả lọ muối vào miệng của mình, thậm chí có hẳn một hashtag #SaltChallenge dành cho thử thách này, và nó được xuất hiện rộng rãi. Một số chuyên gia cho rằng làm theo điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể, thậm chí chết người.Một trào lưu nguy hiểm khác là #Benadryl Challenge - thử thách uống thuốc dị ứng để tạo nên ảo giác. Theo tìm hiểu thử thách này có hàng triệu lượt xem trên TikTok."Những người trong video nói rằng, mọi người sẽ cảm thấy hưng phấn và gặp ảo giác nếu uống khoảng 12 viên thuốc dị ứng trở lên. Và phần lớn học sinh thực hiện điều này đã sử dụng thuốc quá liều dẫn đến ngộ độc", cơ quan y tế ở Fort Worth thông tin.Trong 3 học sinh trung học nhập viện kể trên, có 1 một nữ sinh đã uống 14 viên thuốc dị ứng. Nữ học sinh này được cấp cứu trong tình trạng nhịp tim rối loạn và không thể giao tiếp rõ ràng.Dù TikTok đã xóa đi nhiều video trào lưu nguy hiểm trên ứng dụng của mình, nhưng những trào lưu như vậy sẽ vẫn xuất hiện và gây ảnh hưởng xấu đến giới trẻ. Vậy nên chúng ta cần cảnh giác và nâng cao hiểu biết đối với những thứ trên mạng internet.
Trên TikTok xuất hiện một trào lưu khá rầm rộ với tên gọi “veneer vlog”. Trong các vlog này, họ chia sẻ những hình ảnh “bộ hàm cá mập” sau khi mài răng và cho biết đó là những bước chuẩn bị cho quy trình dán sứ veneer.
Tuy nhiên, bác sĩ nha khoa cho biết đây không phải các bước chuẩn bị tiêu chuẩn dành cho dán sứ veneer mà là cho bọc crown (bọc mão sứ), một quy trình không được khuyến khích thực hiện với các bạn trẻ.
Trước đó trên TikTok đã xuất hiện nhiều trào lưu vô cùng nguy hiểm của giới trẻ. Cụ thể, người dùng sẽ dùng giũa móng tay để mài những chiếc răng không đều của mình và đăng video lên Tiktok.
Tuy nhiên, các nha sĩ đã cảnh báo khi ‘tự xử' ở nhà mà không có kiến thức chuyên môn về răng miệng, người thực hiện có thể phá hỏng những cấu trúc răng quan trọng, gây đau nhức răng và tệ hơn nữa là làm răng bị hoại tử.
Thử thách có tên gọi “Skullbreaker” (Thử thách “Vỡ hộp sọ”) gây sốt trên mạng xã hội TikTok. Những ai tham gia thử thách này sẽ đứng thành nhóm 3 người thẳng hàng theo chiều ngang, 2 người đứng ở 2 bên sẽ lừa người đứng giữa nhảy lên, sau đó sẽ đá mạnh vào hai chân của người đứng giữa khi họ vẫn đang ở trên không khiến người này bị ngã ngửa ra sau.
Nhiều trường hợp bị thương khi thực hiện thử thách “Skullbreaker” đã được ghi nhận trên thế giới. Thậm chí, có ít nhất một trường hợp đã tử vong vì trò đùa này, đó là nữ sinh 16 tuổi người Brazil. Trong ảnh là thiếu niên người Mỹ đã bị chấn thương ở đầu nghiêm trọng khi thực hiện thử thách “Skullbreaker”.
Một thử thách gây sốc khác, có thể gây hoả hoạn là tay cầm đồng xu cho vào khe giữa cục sạc điện thoại và ổ cắm điện rồi xem tia lửa phát ra.
Tại một trường học của bang Massachusetts đã xảy ra hoả hoạn do trò nghịch dại này. 2 sinh viên đã đối mặt với nhiều cáo buộc từ cảnh sát và các hình phạt từ trường học.
Thử thách ngũ cốc kỳ dị có thể gây nguy hiểm đến người thực hiện vào lúc kết thúc. Để tham gia thử thách này, một người sẽ đổ sữa và ngũ cốc vào miệng của một người đang nằm dưới đất, và sau đó là ăn sáng từ “bát nhân tạo” này.
Trào lưu "The Salt Challenge" (Thử thách Muối) yêu cầu người chơi đổ cả lọ muối vào miệng của mình, thậm chí có hẳn một hashtag #SaltChallenge dành cho thử thách này, và nó được xuất hiện rộng rãi. Một số chuyên gia cho rằng làm theo điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể, thậm chí chết người.
Một trào lưu nguy hiểm khác là #Benadryl Challenge - thử thách uống thuốc dị ứng để tạo nên ảo giác. Theo tìm hiểu thử thách này có hàng triệu lượt xem trên TikTok.
"Những người trong video nói rằng, mọi người sẽ cảm thấy hưng phấn và gặp ảo giác nếu uống khoảng 12 viên thuốc dị ứng trở lên. Và phần lớn học sinh thực hiện điều này đã sử dụng thuốc quá liều dẫn đến ngộ độc", cơ quan y tế ở Fort Worth thông tin.
Trong 3 học sinh trung học nhập viện kể trên, có 1 một nữ sinh đã uống 14 viên thuốc dị ứng. Nữ học sinh này được cấp cứu trong tình trạng nhịp tim rối loạn và không thể giao tiếp rõ ràng.
Dù TikTok đã xóa đi nhiều video trào lưu nguy hiểm trên ứng dụng của mình, nhưng những trào lưu như vậy sẽ vẫn xuất hiện và gây ảnh hưởng xấu đến giới trẻ. Vậy nên chúng ta cần cảnh giác và nâng cao hiểu biết đối với những thứ trên mạng internet.