Hai con khỉ quý hiếm được gia đình bà Phạm Thị Chính (ngụ xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn, TP.HCM) bắt được trong vườn nhà là thủ phạm của một loạt hành động quậy phá như bẻ trái xoài, khế, đập bóng đèn hay bứt dây điện.Vì lo sợ gây mất an toàn cho người dân ở đây và chính những con khỉ này nên gia đình bà Chính đã dụ khỉ vào chuồng rộng khoảng 8m2 để giật dây, đóng cửa bắt.Nhận được thông tin, lực lượng kiểm lâm đã đến nhà bà Chính, tiếp nhận hai con khỉ về Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi chăm sóc trước khi thả về tự nhiên. Chúng được xác nhận là khỉ đuôi lợn cái.Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn, đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ Cercopithecidae.Khỉ đuôi lợn có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.Sau trán của khỉ đuôi lợn có một mảng lông hình tam giác màu nâu đậm. Thân phủ lông dài màu xám. Lông đuôi rất ngắn giống đuôi lợn.Đuôi thường mập phần gốc, kém nửa chiều dài thân nhưng dài hơn 10% chiều dài thân và dài hơn bàn chân sau. Thức ăn của chúng chủ yếu là quả và hạt.Khỉ đuôi lợn hoạt động kiếm ăn ban ngày, cả ở thung lũng, rừng thưa, trên cây cũng như dưới mặt đất.Khỉ đuôi lợn sống thành đàn từ 10 - 12 con, có đàn tới 40 con hoặc nhiều hơn nữa.Do đặc điểm hình dáng và màu lông đẹp nên thường được đồng bào vùng cao nuôi nhốt làm cảnh. Ở Việt Nam, khỉ đuôi lợn phân bố ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình...Trên thế giới, khỉ đuôi lợn phân bố ở Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Thái Lan.Khỉ đuôi lợn là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Hai con khỉ quý hiếm được gia đình bà Phạm Thị Chính (ngụ xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn, TP.HCM) bắt được trong vườn nhà là thủ phạm của một loạt hành động quậy phá như bẻ trái xoài, khế, đập bóng đèn hay bứt dây điện.
Vì lo sợ gây mất an toàn cho người dân ở đây và chính những con khỉ này nên gia đình bà Chính đã dụ khỉ vào chuồng rộng khoảng 8m2 để giật dây, đóng cửa bắt.
Nhận được thông tin, lực lượng kiểm lâm đã đến nhà bà Chính, tiếp nhận hai con khỉ về Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi chăm sóc trước khi thả về tự nhiên. Chúng được xác nhận là khỉ đuôi lợn cái.
Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn, đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ Cercopithecidae.
Khỉ đuôi lợn có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.
Sau trán của khỉ đuôi lợn có một mảng lông hình tam giác màu nâu đậm. Thân phủ lông dài màu xám. Lông đuôi rất ngắn giống đuôi lợn.
Đuôi thường mập phần gốc, kém nửa chiều dài thân nhưng dài hơn 10% chiều dài thân và dài hơn bàn chân sau. Thức ăn của chúng chủ yếu là quả và hạt.
Khỉ đuôi lợn hoạt động kiếm ăn ban ngày, cả ở thung lũng, rừng thưa, trên cây cũng như dưới mặt đất.
Khỉ đuôi lợn sống thành đàn từ 10 - 12 con, có đàn tới 40 con hoặc nhiều hơn nữa.
Do đặc điểm hình dáng và màu lông đẹp nên thường được đồng bào vùng cao nuôi nhốt làm cảnh. Ở Việt Nam, khỉ đuôi lợn phân bố ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình...
Trên thế giới, khỉ đuôi lợn phân bố ở Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Thái Lan.
Khỉ đuôi lợn là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.