Mưa sao băng Draconids sẽ ''rơi'' dày hạt nhất vào đêm mùng 8, rạng sáng ngày 9/10. Cái tên Draconids xuất phát từ điểm mà các ngôi sao băng phát ra: cặp của con ''rồng trời'' Draco - tức chòm sao Thiên Long.Thông thường hiện tượng thiên văn này chỉ xuất hiện với tần suất khoảng vài sao băng mỗi giờ. Tuy nhiên, vì các sao băng Draconid năm nay xảy ra quá gần với trăng non nên dưới ánh sáng yếu, chúng ta có thể quan sát được nhiều sao băng hơn bình thường trên bầu trời đêm.Mưa sao băng Draconid thường hoạt động từ ngày 6/10 đến ngày 10/10 hàng năm, và thỉnh thoảng nếu may mắn chúng ta có thể bắt gặp một màn trình diễn ngoạn mục.Để quan sát mưa sao băng Draconids, hãy tìm một chòm sao hình con rồng trên bầu trời. Con rồng Thiên Long sẽ như đang bay lượn phía trên 2 chòm sao nổi tiếng là Đại Hùng và Tiểu Hùng.Đôi mắt rồng chính là 2 ngôi sao khá sáng Rastaban và Eltanin, cũng là điểm mà các ngôi sao băng xuất phát.Mưa sao băng Draconid xảy ra khi Trái đất đi xuyên qua vệt mảnh vỡ ở đuôi Sao chổi 21P/Giacobini-Zinner khiến loạt mảnh vụn này lao vào bầu khí quyển và đổ cơn mưa sao băng xuống hành tinh Trái đất.Năm nay, mưa sao băng xuất hiện vào ngày 6 và kết thúc ngày 10/10. Những trận mưa Draconid ấn tượng nhất là vào những năm 1933 và 1946, trong khi vào những năm 1926, 1952, 1985, 1998 và 2011 không có điểm gì nổi bật.Các chuyên gia không đoán trước được mưa sao băng Draconid sẽ diễn ra theo chiều hướng nào trong năm nay. Do đó, không nên quá hy vọng vào một màn trình diễn Draconid ngoạn mục.Hầu hết các trận mưa sao băng quan sát tốt nhất vào sáng sớm. Nhưng để trải nghiệm sao băng Draconid, hãy bắt đầu quan sát ngay khi trời tối.Đó là bởi vì chòm sao Thiên Long (Draco) nơi sao băng Draconid xuất hiện, sẽ lên cao nhất trên bầu trời ngay sau khi màn đêm buông xuống.Draconids, còn có tên khác là Giacobinids, là trận mưa sao băng thất thường nhất. Năm nay, các nhà thiên văn dự đoán nó sẽ rơi nhẹ nhàng như hầu hết các năm với chỉ 10 sao băng mỗi giờ.Một trận mưa sao băng thường bắt nguồn từ khí bụi còn lại của sao chổi khi nó bay qua quỹ đạo Trái đất. Nguồn khí bụi này với vô vàn kích cỡ khác nhau từ cỡ hạt bụi rất nhỏ đến cỡ cục đá sẽ lao vào bầu khí quyển khi Trái đất quét qua khu vực đó.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Mưa sao băng Draconids sẽ ''rơi'' dày hạt nhất vào đêm mùng 8, rạng sáng ngày 9/10. Cái tên Draconids xuất phát từ điểm mà các ngôi sao băng phát ra: cặp của con ''rồng trời'' Draco - tức chòm sao Thiên Long.
Thông thường hiện tượng thiên văn này chỉ xuất hiện với tần suất khoảng vài sao băng mỗi giờ. Tuy nhiên, vì các sao băng Draconid năm nay xảy ra quá gần với trăng non nên dưới ánh sáng yếu, chúng ta có thể quan sát được nhiều sao băng hơn bình thường trên bầu trời đêm.
Mưa sao băng Draconid thường hoạt động từ ngày 6/10 đến ngày 10/10 hàng năm, và thỉnh thoảng nếu may mắn chúng ta có thể bắt gặp một màn trình diễn ngoạn mục.
Để quan sát mưa sao băng Draconids, hãy tìm một chòm sao hình con rồng trên bầu trời. Con rồng Thiên Long sẽ như đang bay lượn phía trên 2 chòm sao nổi tiếng là Đại Hùng và Tiểu Hùng.
Đôi mắt rồng chính là 2 ngôi sao khá sáng Rastaban và Eltanin, cũng là điểm mà các ngôi sao băng xuất phát.
Mưa sao băng Draconid xảy ra khi Trái đất đi xuyên qua vệt mảnh vỡ ở đuôi Sao chổi 21P/Giacobini-Zinner khiến loạt mảnh vụn này lao vào bầu khí quyển và đổ cơn mưa sao băng xuống hành tinh Trái đất.
Năm nay, mưa sao băng xuất hiện vào ngày 6 và kết thúc ngày 10/10. Những trận mưa Draconid ấn tượng nhất là vào những năm 1933 và 1946, trong khi vào những năm 1926, 1952, 1985, 1998 và 2011 không có điểm gì nổi bật.
Các chuyên gia không đoán trước được mưa sao băng Draconid sẽ diễn ra theo chiều hướng nào trong năm nay. Do đó, không nên quá hy vọng vào một màn trình diễn Draconid ngoạn mục.
Hầu hết các trận mưa sao băng quan sát tốt nhất vào sáng sớm. Nhưng để trải nghiệm sao băng Draconid, hãy bắt đầu quan sát ngay khi trời tối.
Đó là bởi vì chòm sao Thiên Long (Draco) nơi sao băng Draconid xuất hiện, sẽ lên cao nhất trên bầu trời ngay sau khi màn đêm buông xuống.
Draconids, còn có tên khác là Giacobinids, là trận mưa sao băng thất thường nhất. Năm nay, các nhà thiên văn dự đoán nó sẽ rơi nhẹ nhàng như hầu hết các năm với chỉ 10 sao băng mỗi giờ.
Một trận mưa sao băng thường bắt nguồn từ khí bụi còn lại của sao chổi khi nó bay qua quỹ đạo Trái đất. Nguồn khí bụi này với vô vàn kích cỡ khác nhau từ cỡ hạt bụi rất nhỏ đến cỡ cục đá sẽ lao vào bầu khí quyển khi Trái đất quét qua khu vực đó.