Con người đã tìm thấy sự sống dưới lớp băng Nam Cực

Google News

Vừa qua, một nhóm các nhà khoa học đã công bố một phát hiện đáng kinh ngạc sau khi khoan xuống dưới sâu lớp băng lục địa, họ cho rằng đó là “những hình ảnh nguyên thủy về sự sống”.

Con nguoi da tim thay su song duoi lop bang Nam Cuc

Những lớp băng dày ở các cực là một nơi lý tưởng cho hơn 1000 các nhà nghiên cứu– những người chuyên theo dõi biến đổi khí hậu và nghiên cứu về lịch sử Trái đất tìm tới quanh năm. Cảnh quan lạnh lẽo của nó cho phép con người tiếp cận với một thế giới hoang sơ như thủa ban đầu, nơi các nhà khoa học có thể tìm thấy đáp án cuối cùng cho nghiên cứu của mình mặc dù họ phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ có khi xuống thấp tới -90C. Sau hơn một thập kỷ lập kế hoạch, nhà khoa học – Tiến sĩ John Priscu đã dẫn đầu một nhóm các nhà nghiên cứu đi khoan qua lớp băng của Nam Cực để tìm kiếm mẫu nước trong một hồ chứa ẩn bên dưới.

Con nguoi da tim thay su song duoi lop bang Nam Cuc-Hinh-2

Các nhà khoa học nghiên cứu để tìm hiểu thêm về Trái đất

Phát biểu trong một buổi phỏng vấn, ông đã trình bày chi tiết cách thức mà nhóm nghiên cứu đã làm việc. Ông nói: "Chúng tôi đã hợp tác với NASA và sử dụng hình ảnh vệ tinh, chúng tôi có thể nhìn thấy các điểm phẳng trên khắp lục địa và đây chính là nơi tảng băng dầy đang phủ kín các hồ nước. Đó là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi và tiếp theo chúng tôi phân chia và xác định một số hồ nước khổng lồ. Việc sử dụng vệ tinh cho phép chúng tôi có thể nhìn thấy bề mặt băng lên xuống bằng cách đo độ cao vệ tinh theo thời gian và chúng tôi có thể xác định các con sông chảy bên dưới lớp băng."

Con nguoi da tim thay su song duoi lop bang Nam Cuc-Hinh-3

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng có một nguồn nước bên dưới lớp băng

Tiến sĩ Priscu tiết lộ những khó khăn khi đến Nam Cực, ông chia sẻ thêm: "Vì vậy, chúng tôi đã đi đến khu vực Hồ Whillans này và vấn đề đầu tiên mà bạn nhận được là điều kiện môi trường. Bạn thích cắm trại ngoài trời phải không? Vậy thì đó có thể là chuyến cắm trại nguy hiểm nhất cuộc đời mà bạn muốn thực hiện. Chúng tôi đã rất vất vả để đưa tàu phá băng đến ga McMurdo. Sau đó chúng tôi phải vận chuyển toàn bộ công cụ thám hiểm đi một quãng đường 800 dặm và vì thế phải mất hai tuần để đến địa điểm thực địa."

Chuyên gia sinh thái này giải thích cách họ khoan xuống  bên dưới lớp băng: "Chúng tôi đã xây dựng một thành phố nhỏ ở giữa dải băng Nam Cực và đây được gọi là trại dã chiến. Mọi người đã phải làm việc suốt ngày đêm trong vòng ba tuần đầu tiên để nung chảy các lỗ khoan. Ngân sách khoa học dành cho chuyến đi này  là 10,5 triệu bảng và cuộc tập trận của chúng tôi chiếm 3 triệu bảng. Chúng tôi đã chuẩn bị một mũi khoan đặc biệt có thể khoan xuống rất nhanh và đúng vậy chúng tôi đã đến đáy, có một cái hồ ở đó. Hơn 30 năm qua chúng tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất đó là khu vực đó không phải là một vùng đất chết và thực sự nó đã cho chúng tôi một câu trả lời như mong đợi."

Con nguoi da tim thay su song duoi lop bang Nam Cuc-Hinh-4

Các nhà khoa học đã trải qua những ngày đáng nhớ tiến hành nghiên cứu tại Nam Cực

Cuộc thám hiểm mang tính đột phá về môi trường dưới băng ở Nam Cực đã đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong khoa học vùng cực, mở ra cơ hội cho các cuộc điều tra khoa học liên ngành trong tương lai về một trong những giới hạn chưa được khám phá cuối cùng của Trái đất. Tiến sĩ Priscu đã công bố "Bức ảnh đầu tiên" về các sinh vật dưới hồ hai ngày sau đó: "Đây là cái nhìn đầu tiên về sự sống và các mẫu DNA sơ khai, hiện tại chưa thể khẳng định chúng đã ở đó bao lâu nhưng chúng tôi sẽ sớm có câu trả lời về việc này."

"Chúng tôi sẽ thay đổi cách nhìn về Nam Cực, 30 năm trước chúng tôi tin rằng nó không thể là một vùng đất chết và bây giờ chúng tôi sẽ nói với mọi người rằng lục địa này không nên hiển thị chỉ là một khối màu trắng ở đáy Trái đất. "

Theo Danviet

>> xem thêm

Bình luận(0)