Theo Albert Einstein, cha đẻ thuyết tương đối, khi chúng ta bị rớt vào hố đen sẽ hoàn toàn bình an. Người sẽ không bị kéo dài như sợi bún, cũng chẳng bị bức xạ đốt thành tro bụi.Vấn đề duy nhất là sau khi lọt qua chân trời sự kiện, chúng ta sẽ chẳng thể liên lạc với thế giới bên ngoài được nữa.Thế giới dường như tách làm 2 sau khi chúng ta bước qua chân trời sự kiện. Với thế giới bên ngoài, có thể chúng ta đã chết.Tuy vậy, đây mới là vấn đề. Theo các nhà vật lý, không-thời-gian trong lỗ đen đổi chỗ nhau so với thế giới bên ngoài của chúng ta. Tức trong lỗ đen chỉ có một chiều không gian duy nhất - chiều hướng tâm.Vì vậy kể cả chúng ta có còn sống (theo Einstein), cũng không có cách nào để nói điều đó cho thế giới bên ngoài biết.Ngược lại, thời gian trong lỗ đen lại có rất nhiều chiều. Chúng ta chưa rõ những chiều thời gian khác như thế nào, vì thế giới của chúng ta chỉ có một chiều duy nhất hướng đến tương lai. Nhưng có thể một trong những chiều đó là hướng về quá khứ.Có thể Einstein đã đúng, nhưng đó chỉ mới là lý thuyết, nó chưa hề được kiểm chứng. Trong thực tế thì Einstein đã từng sai khi tự thêm vào một hằng số vào phương trình về vũ trụ của ông để nó "không giãn nở", mà về sau, ông tự nhận đấy là "sai lầm ngớ ngẩn nhất" của mình.Lỗ đen (hoặc lỗ sâu đục - wormhole) có thể nắm giữa chìa khoá cho việc du hành vũ trụ. Những ngôi sao và hành tinh gần chúng ta nhất cũng cách đây hàng chục năm ánh sáng. Chưa có gì cho thấy nhân loại có thể làm ra được con tàu di chuyển với vận tốc ánh sáng.Kể cả có đạt được tới mức đấy, thì việc khám phá những thiên hà cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng cũng là không thể. Nguồn năng lượng mà hành tinh này có không đủ đáp ứng cho những chuyến du hành xa đến thế.Và chưa kể vũ trụ đang giãn nở với vận tốc ngày càng nhanh. Trong kịch bản Big Freeze, vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi, những thiên hà chúng ta còn thấy được hôm nay không chắc hậu thế sẽ còn nhìn thấy chúng, mặc dù hình ảnh của chúng đến với chúng ta cũng ở vận tốc ánh sáng.Nhưng lỗ đen/lỗ sâu đục có thể sẽ giúp nhân loại khám phá vũ trụ nếu Einstein đúng - chúng ta hoàn toàn bình an sau khi rơi vào đấy. Về bản chất thì lỗ sâu đục cũng là lỗ đen, nhưng nó có tới 2 đầu (ra - vào), một đầu chuyên hút vào vật chất còn đầu kia "thải" ra mọi thứ, vào một nơi khác xa xăm trong vũ trụ. Thứ mà Nolan đã mô phỏng cho chúng ta thấy trong Interstellar.Thử hình dung lỗ đen/lỗ sâu đục như những trạm dừng xe bus mà bạn vẫn sử dụng hàng ngày. Nếu hình ảnh này đúng, việc khám phá vũ trụ xem chừng vẫn còn trong tầm tay của nhân loại.
Theo Albert Einstein, cha đẻ thuyết tương đối, khi chúng ta bị rớt vào hố đen sẽ hoàn toàn bình an. Người sẽ không bị kéo dài như sợi bún, cũng chẳng bị bức xạ đốt thành tro bụi.
Vấn đề duy nhất là sau khi lọt qua chân trời sự kiện, chúng ta sẽ chẳng thể liên lạc với thế giới bên ngoài được nữa.
Thế giới dường như tách làm 2 sau khi chúng ta bước qua chân trời sự kiện. Với thế giới bên ngoài, có thể chúng ta đã chết.
Tuy vậy, đây mới là vấn đề. Theo các nhà vật lý, không-thời-gian trong lỗ đen đổi chỗ nhau so với thế giới bên ngoài của chúng ta. Tức trong lỗ đen chỉ có một chiều không gian duy nhất - chiều hướng tâm.
Vì vậy kể cả chúng ta có còn sống (theo Einstein), cũng không có cách nào để nói điều đó cho thế giới bên ngoài biết.
Ngược lại, thời gian trong lỗ đen lại có rất nhiều chiều. Chúng ta chưa rõ những chiều thời gian khác như thế nào, vì thế giới của chúng ta chỉ có một chiều duy nhất hướng đến tương lai. Nhưng có thể một trong những chiều đó là hướng về quá khứ.
Có thể Einstein đã đúng, nhưng đó chỉ mới là lý thuyết, nó chưa hề được kiểm chứng. Trong thực tế thì Einstein đã từng sai khi tự thêm vào một hằng số vào phương trình về vũ trụ của ông để nó "không giãn nở", mà về sau, ông tự nhận đấy là "sai lầm ngớ ngẩn nhất" của mình.
Lỗ đen (hoặc lỗ sâu đục - wormhole) có thể nắm giữa chìa khoá cho việc du hành vũ trụ. Những ngôi sao và hành tinh gần chúng ta nhất cũng cách đây hàng chục năm ánh sáng. Chưa có gì cho thấy nhân loại có thể làm ra được con tàu di chuyển với vận tốc ánh sáng.
Kể cả có đạt được tới mức đấy, thì việc khám phá những thiên hà cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng cũng là không thể. Nguồn năng lượng mà hành tinh này có không đủ đáp ứng cho những chuyến du hành xa đến thế.
Và chưa kể vũ trụ đang giãn nở với vận tốc ngày càng nhanh. Trong kịch bản Big Freeze, vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi, những thiên hà chúng ta còn thấy được hôm nay không chắc hậu thế sẽ còn nhìn thấy chúng, mặc dù hình ảnh của chúng đến với chúng ta cũng ở vận tốc ánh sáng.
Nhưng lỗ đen/lỗ sâu đục có thể sẽ giúp nhân loại khám phá vũ trụ nếu Einstein đúng - chúng ta hoàn toàn bình an sau khi rơi vào đấy. Về bản chất thì lỗ sâu đục cũng là lỗ đen, nhưng nó có tới 2 đầu (ra - vào), một đầu chuyên hút vào vật chất còn đầu kia "thải" ra mọi thứ, vào một nơi khác xa xăm trong vũ trụ. Thứ mà Nolan đã mô phỏng cho chúng ta thấy trong Interstellar.
Thử hình dung lỗ đen/lỗ sâu đục như những trạm dừng xe bus mà bạn vẫn sử dụng hàng ngày. Nếu hình ảnh này đúng, việc khám phá vũ trụ xem chừng vẫn còn trong tầm tay của nhân loại.