Chích đớp ruồi bụng vàng (Abroscopus superciliaris) dài 9-12 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến đến phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh loài chim này là rừng tre nứa gần hoặc bên trong rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng rụng lá, rừng thứ sinh. Ảnh: eBird.Chích đớp ruồi mặt hung (Abroscopus albogularis) dài 8-10 cm, là loài định cư, hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa, rừng thứ sinh, độ cao 450-800 mét.Chích đớp ruồi mặt đen (Abroscopus schisticeps) dài 9-10 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, không phổ biến tại phía Tây Bắc của vùng Đông Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa, độ cao 1.500-2.350 mét.Chích bông đầu vàng (Phyllergates cucullatus) dài 10-12 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Nam Bộ). Loài chim này sống ở tầng thấp trong rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa, cây bụi, bìa rừng, độ cao 1.000-2.000 mét.Chích đớp ruồi mỏ rộng (Tickellia hodgsoni) dài 9-10 cm, là loài định cư trú đông hiếm tại Tây Bắc. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa nhỏ, độ cao 1.800-2.700 mét.Chích bụi rậm (Horornis canturians) dài 15-18 cm, là loài di cư tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Nam Bộ). Chúng sống ở rừng thứ sinh, cây bụi quanh nơi canh tác, vườn, bìa rừng, rừng tre nứa.Chích chân khỏe (Horornis fortipes) dài 11-23 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc và Đông Bắc. Loài chim này sống ở trảng cỏ, cây bụi gần rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa, các sinh cảnh khác nhau khi di chuyển.Chích Tây Bắc (Horornis flavolivaceus) dài 12-13 cm, là loài định cư không phổ biến tại Tây Bắc (dãy núi Hoàng Liên Sơn). Chúng sống ở cây bụi, trảng cỏ bìa rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa nhỏ, độ cao 1.200-2.900 mét.Chích đuôi cụt bụng xanh (Tesia cyaniventer) dài 8-10 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại các vùng Tây Bắc, Trung và Nam Trung Bộ, hiếm tại Đông Bắc. Chúng luôn sống dưới đất trong các sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh, chủ yếu gần các con suối, độ cao 1.000-2.600 mét.Chích đuôi cụt (Tesia olivea) dài 8-9 cm, là loài định cư, phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, chủ yếu gần các con suối, độ cao 700-1.600 mét.Chích đuôi cụt bụng vàng (Cettia castaneocoronata) dài 8-10 cm, là loài định cư không phổ biến tại các vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Chúng luôn sống dưới đất trong các sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, gần các con suối, độ cao 450-2.800 mét.Chích Á châu (Urosphena squameiceps) dài 9-10 cm, là loài trú đông, tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Nam Bộ), loài di cư tương đối phổ biến qua Đông Bắc. Loài chim này luôn sống dưới đất trong các sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh và rừng hỗn giao rụng lá, rừng tre nứa, công viên, vườn trong mùa di cư.Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.
Chích đớp ruồi bụng vàng (Abroscopus superciliaris) dài 9-12 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến đến phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh loài chim này là rừng tre nứa gần hoặc bên trong rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng rụng lá, rừng thứ sinh. Ảnh: eBird.
Chích đớp ruồi mặt hung (Abroscopus albogularis) dài 8-10 cm, là loài định cư, hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa, rừng thứ sinh, độ cao 450-800 mét.
Chích đớp ruồi mặt đen (Abroscopus schisticeps) dài 9-10 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, không phổ biến tại phía Tây Bắc của vùng Đông Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa, độ cao 1.500-2.350 mét.
Chích bông đầu vàng (Phyllergates cucullatus) dài 10-12 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Nam Bộ). Loài chim này sống ở tầng thấp trong rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa, cây bụi, bìa rừng, độ cao 1.000-2.000 mét.
Chích đớp ruồi mỏ rộng (Tickellia hodgsoni) dài 9-10 cm, là loài định cư trú đông hiếm tại Tây Bắc. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa nhỏ, độ cao 1.800-2.700 mét.
Chích bụi rậm (Horornis canturians) dài 15-18 cm, là loài di cư tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Nam Bộ). Chúng sống ở rừng thứ sinh, cây bụi quanh nơi canh tác, vườn, bìa rừng, rừng tre nứa.
Chích chân khỏe (Horornis fortipes) dài 11-23 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc và Đông Bắc. Loài chim này sống ở trảng cỏ, cây bụi gần rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa, các sinh cảnh khác nhau khi di chuyển.
Chích Tây Bắc (Horornis flavolivaceus) dài 12-13 cm, là loài định cư không phổ biến tại Tây Bắc (dãy núi Hoàng Liên Sơn). Chúng sống ở cây bụi, trảng cỏ bìa rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa nhỏ, độ cao 1.200-2.900 mét.
Chích đuôi cụt bụng xanh (Tesia cyaniventer) dài 8-10 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại các vùng Tây Bắc, Trung và Nam Trung Bộ, hiếm tại Đông Bắc. Chúng luôn sống dưới đất trong các sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh, chủ yếu gần các con suối, độ cao 1.000-2.600 mét.
Chích đuôi cụt (Tesia olivea) dài 8-9 cm, là loài định cư, phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, chủ yếu gần các con suối, độ cao 700-1.600 mét.
Chích đuôi cụt bụng vàng (Cettia castaneocoronata) dài 8-10 cm, là loài định cư không phổ biến tại các vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Chúng luôn sống dưới đất trong các sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, gần các con suối, độ cao 450-2.800 mét.
Chích Á châu (Urosphena squameiceps) dài 9-10 cm, là loài trú đông, tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Nam Bộ), loài di cư tương đối phổ biến qua Đông Bắc. Loài chim này luôn sống dưới đất trong các sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh và rừng hỗn giao rụng lá, rừng tre nứa, công viên, vườn trong mùa di cư.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.