Trước trận Trân Châu Cảng, Mỹ từng nhăm nhe tấn công Nhật Bản

Google News

Trận Trân Châu Cảng là một bất ngờ lớn đối với giới chức quân sự và chính trị Mỹ, tuy nhiên, như lịch sử được ghi lại, trước trận Trân Châu Cảng, Mỹ và Anh từng tính chuyện tấn công Nhật Bản.

Tuyên chiến với Nhật Bản?

Nếu Nhật Bản chọn tấn công Malaya của nước Anh thay vì Trân Châu Cảng (Hawaii) ngày 7/12/1941, Tổng thống Franklin Roosevelt đã ra trước Quốc hội và yêu cầu (lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ) tuyên chiến chống lại một quốc gia đã không nổ phát súng đầu tiên chống lại Mỹ. Với việc đất nước đang bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề tham gia vào cuộc chiến đang hoành hành ở châu Âu, và với lời hứa lặp đi lặp lại của Tổng thống là không gửi lính Mỹ tham chiến trong một cuộc chiến tranh của nước khác vẫn văng vẳng bên tai Quốc hội, lời kêu gọi của Roosevelt là không được sắp đặt trước.

Có một số lý do để nghĩ rằng lời kêu gọi trên sẽ bị Quốc hội theo chủ nghĩa biệt lập bác bỏ, và trong trường hợp đó, lịch sử của Thế chiến II sẽ rất khác. Các chi tiết xung quanh tuyên bố không được công bố của Roosevelt bắt đầu vào tháng 8/1941, tại cảng Argentia ít người biết đến trong vịnh Placentia, Newfoundland. Ở đó, bốn tháng trước trận Trân Châu Cảng, Tổng thống Mỹ Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill đã bí mật gặp nhau để trao đổi về các điều khoản của cái được gọi là Hiến chương Đại Tây Dương.

Một trong những mục tiêu chính của Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên của các nhà lãnh đạo quốc gia nói tiếng Anh là đạt được một số thỏa thuận liên quan đến các động thái ngày càng mang tính gây hấn và đe dọa mà người Nhật đang thực hiện ở Viễn Đông. Churchill nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa ra một cảnh cáo chung - hoặc lùi lại hoặc đối mặt với hậu quả - đối với người Nhật.

Truoc tran Tran Chau Cang, My tung nham nhe tan cong Nhat Ban

Vừa mới thoát khỏi sự xâm lược của Đức Quốc xã một năm trước đó, người Anh đã bị quân Đức hất cẳng khỏi Hy Lạp vào tháng 4, và giờ đây họ đang bị sa lầy trong cuộc chiến khốc liệt với Afrika Korps được nhiều người ca ngợi của Tướng Erwin Rommel ở Bắc Phi. Đắn đo một cách tuyệt vọng, người Anh đang tìm cách buộc người Nhật xem xét lại việc tấn công Malaya hoặc Đông Ấn thuộc Hà Lan. Theo cách đó, như Churchill mong muốn, để Mỹ đồng ý tuyên chiến với Nhật Bản nếu Malaya bị tấn công.

Mối đe dọa từ phía Nhật Bản đang gia tăng

Sau khi nước Pháp sụp đổ vào tháng 7/1940, một chính phủ thân Đức Quốc xã đã được thành lập ở Vichy, miền nam nước này. Chính phủ Vichy khẳng định quyền kiểm soát tất cả các thuộc địa của Pháp, bao gồm cả các thuộc địa ở Đông Dương. Với tư cách là một bên ký kết Hiệp ước ba bên với Đức và Ý vào tháng 9/1940, người Nhật ngay lập tức chiếm đóng tám căn cứ không quân có vị trí chiến lược và hai cảng biển lớn trong khu vực.

Phản ứng có phần nhẹ nhàng, Mỹ, Anh và Hà Lan đã thông báo cho Nhật Bản vào tháng 7/1941 rằng trừ khi nước này rút ngay lực lượng khỏi Đông Dương, mọi hoạt động thương mại sẽ ngừng lại và lệnh cấm vận đối với dầu đang rất cần có hiệu lực. Trong cuộc gặp Đại sứ Nhật Bản Kichisaburo Nomura tại Washington, Roosevelt cảnh báo rằng nếu Nhật Bản cố gắng chiếm Borneo giàu dầu mỏ ở Đông Ấn thuộc Hà Lan, thì Hà Lan và Anh, đã cam kết dành cho các nước láng giềng Viễn Đông của họ “tất cả những hỗ trợ có thể”, sẽ cùng tuyên chiến với Nhật Bản.

Churchill tin rằng Nhật Bản sẽ bị chột dạ bởi lời cảnh báo của Mỹ. “Rõ ràng đây là một rào cản, và lựa chọn trước mắt của họ là đạt được thỏa thuận với Mỹ hoặc tiến hành chiến tranh”, thủ tướng Churchill viết. “Bộ Ngoại giao ở Washington, như tôi đã tin, rằng Nhật Bản có thể sẽ chùn bước trước sức mạnh áp đảo cuối cùng của Mỹ.” Thật không may, Churchill đã sai. Người Nhật đã từ chối các yêu cầu của Đồng minh, lớn tiếng phàn nàn rằng họ đang bị ba nước Đồng minh “bao vây quân sự, kinh tế và chính trị” và tình hình đã trở nên “không thể chịu đựng được”.

Nhận thấy chiến tranh với Nhật Bản đang cận kề, Churchill tập trung vào việc khiến Roosevelt chính thức tuyên bố ý định tuyên chiến nếu quân Nhật tấn công quân Anh hoặc Hà Lan nắm giữ ở Đông Dương. Cả hai đều nhận ra những khó khăn mà Tổng thống sẽ gặp phải khi cố gắng khiến Quốc hội, quốc gia có quyền tuyên chiến duy nhất, đồng ý chiến đấu thay mặt cho hai quốc gia châu Âu ở Đông Nam Á xa xôi.

Thừa nhận khó khăn đó, Churchill đã viết, “Tôi phải thú nhận rằng trong tâm trí của tôi, mối đe dọa toàn bộ Nhật Bản nằm trong một thời kỳ hoàng hôn nguy hiểm, so với những nhu cầu khác của chúng tôi. Cảm giác của tôi là nếu Nhật Bản tấn công chúng tôi, Mỹ sẽ vào cuộc. Nếu không tấn công, chúng tôi không có cách nào để bảo vệ Đông Ấn thuộc Hà Lan, hay là Đế chế của chúng tôi ở phương Đông".

Tuyên bố không quá mạnh mẽ của Roosevelt đối với Nhật Bản

Quyết định chỉ với một phiếu bầu của Hạ viện về việc gia hạn Đạo luật Dịch vụ Chọn lọc và tiếp tục dự thảo thời bình là dấu hiệu cho thấy công việc thuyết phục của Roosevelt sẽ khó khăn như thế nào. Tuy nhiên, người Anh đã cố gắng để có một tuyên bố mạnh mẽ từ Tổng thống về hậu quả của cuộc tấn công của Nhật Bản vào Malaya. Churchill đã điện báo cho Ngoại trưởng Anthony Eden ngày 11/8 rằng, ông đã nhận được “tuyên bố mạnh mẽ” từ Roosevelt rằng ông ta theo đuổi.

“Ở phần cuối của ghi chú [ông ấy] sẽ chuyển cho Đại sứ Nhật Bản,” Churchill nhấn ạnh, “ông ấy sẽ thêm đoạn văn sau, trích từ bản dự thảo của tôi: Bất kỳ hành động xâm lược nào của Nhật Bản ở Tây Nam Thái Bình Dương sẽ dẫn đến việc chính phủ Mỹ sẽ buộc phải thực hiện các biện pháp đối phó, mặc dù những biện pháp này có thể dẫn đến chiến tranh giữa Mỹ và Nhật Bản".

Như Churchill lo ngại, Bộ Ngoại giao không bị thuyết phục về sự khôn ngoan của một tuyên bố công khai khoa trương như vậy. Sau khi Ngoại trưởng Cordell Hull xem đoạn cuối của bản dự thảo, do Trợ lý Ngoại trưởng Sumner Wells soạn thảo trên đường trở về từ hội nghị, Hull và các cố vấn của ông đồng ý rằng tuyên bố này cần được giảm nhẹ. Ban đầu, người ta quyết định thay thế "những bước đi xa hơn như vậy có thể dẫn đến xung đột giữa hai nước" bằng một tuyên bố mơ hồ hơn rằng "Mỹ sẽ thực hiện bất kỳ và tất cả các bước theo bất kỳ tính chất nào mà họ có thể cho là cần thiết cho an ninh của chính mình".

Tuy nhiên, sau khi đọc xong, Hull vẫn thấy nó quá mạnh và lo lắng rằng nó “đe dọa chiến tranh”. Trong bản dự thảo cuối cùng mà Roosevelt gửi cho Đại sứ Nomura vào ngày 12/8, tài liệu chỉ nói rằng “chính phủ Mỹ sẽ thực hiện tất cả các bước để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Mỹ và công dân Mỹ cũng như đảm bảo sự an toàn và an ninh của Mỹ”. Ngày hôm sau, Roosevelt gửi một thông điệp khác do Hull soạn thảo cho Churchill khéo léo tránh đi nội dung của lời tuyên bố khó hiểu mà ông này vừa gửi cho Nomura.

Thông điệp của Roosevelt một phần có nội dung “Tuyên bố mà tôi đưa ra với ông ấy không kém phần mạnh mẽ và về cơ bản giống với tuyên bố mà chúng ta đã thảo luận". Mặc dù bị hoảng sợ trước tuyên bố thiếu suy nghĩ của Tổng thống, Churchill tiếp tục chờ đảm bảo mà Roosevelt đã đưa ra tại hội nghị Đại Tây Dương rằng một động thái hung hăng của Nhật Bản chống lại người Anh hoặc người Hà Lan sẽ đưa Mỹ vào cuộc chiến.

Roosevelt câu giờ

Bất chấp những nỗ lực trên mặt trận ngoại giao để đi đến một số giải pháp thỏa đáng cho lệnh cấm vận và tình hình Đông Dương, không có kết quả nào đạt được vào mùa hè và mùa thu năm đó. Ngày 3/11/1941, Churchill nhận được thư từ Tưởng Giới Thạch đề nghị có được sự giúp đỡ của Anh tại Malaya để ngăn chặn một cuộc tấn công dự kiến của Nhật Bản vào Côn Minh nhằm cắt đường Miến Điện. Chuyển thông tin cho Roosevelt, Churchill có phần nghiêm túc khuyên rằng: “Không có hành động độc lập nào của chính mình sẽ ngăn cản Nhật Bản, bởi vì chúng tôi đang bị ràng buộc rất nhiều ở nơi khác. Nhưng tất nhiên, chúng tôi sẽ sát cánh cùng Ngài và cố gắng hết sức để hỗ trợ Ngài trong bất kỳ giải pháp nào Ngài chọn”.

Ngày 7/11, Roosevelt gọi lại, ông ta nghi ngờ một chiến dịch trên bộ của Nhật Bản sắp xảy ra. Roosevelt viết: “Chúng tôi cảm thấy rằng những nỗ lực tiếp tục tăng cường phòng thủ của chúng tôi ở Philippines, song song với những nỗ lực tương tự của phía Ngài ở khu vực Singapore, sẽ có xu hướng làm gia tăng sự do dự của Nhật Bản”. Tổng thống vẫn không biết phải làm gì nếu Nhật Bản tấn công Anh và Hà Lan, nhưng không phải Mỹ. Về câu hỏi đó, vào chiều ngày 17/11, ông đã thăm dò ý kiến Nội các của mình về việc liệu họ có nghĩ rằng người dân Mỹ “sẽ ủng hộ chúng ta nếu chúng ta đáp trả một cuộc tấn công như vậy bằng hành động quân sự hay không”.

Trả lời với một lời đồng ý áp đảo, Nội các cho rằng, Roosevelt nên nhấn mạnh tình hình ngày càng nghiêm trọng trên báo chí và trong các bài phát biểu của mình. Ưu tiên tiếp theo của Roosevelt là câu giờ. Mối quan tâm hàng đầu của ông là quân đội Mỹ có thể phản ứng hiệu quả trước một cuộc tấn công của Nhật Bản ở Đông Dương. Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson vào ngày 6/11, Tổng thống đã suy ngẫm về những gì ông nên nói với Đại sứ Nomura. “Ông ấy đang cố gắng nghĩ ra điều gì đó sẽ giúp chúng ta có thêm thời gian,” Stimson nhớ lại. “Roosevelt gợi ý rằng, ông ấy có thể đề xuất một thỏa thuận ngừng bắn trong đó sẽ không có chuyển quân hoặc vũ khí trang bị trong sáu tháng”./.

Theo CTV Lê Ngọc/VOV.VN

>> xem thêm

Bình luận(0)