Được khai quật tại địa điểm khảo cổ Kish của Iraq, một tấm bia Babylon được tạo ra vào khoảng năm 1900 trước Công nguyên đến năm 1600 trước Công nguyên.Tấm bảng đất sét tròn này hiện nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Ashmolean tại Đại học Oxford. Đây là một trong hai chục ví dụ về bài tập toán học của người Babylon cổ đại được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ Kish vào năm 1931.Tuy nhiên, học sinh người Babylon sử dụng tấm bảng đó như một "tờ giấy nháp" để tính diện tích hình tam giác và đã mắc một lỗi quan trọng. Lỗi này đã được lưu giữ trong gần 4.000 năm qua.Tấm bia Babylon có đường kính khá khiêm tốn 8,2 cm và khắc họa một tam giác vuông với ba bộ số theo kiểu chữ hình nêm. Trong đó, một bộ số dọc theo cạnh biểu thị chiều dài, một bộ số dọc theo chiều cao của tam giác và bộ ở giữa biểu thị diện tích của tam giác.Độ dài 2 cạnh góc vuông được học sinh viết trên tấm bảng đất sét lần lượt là 3,75 và 1,875.Theo các chuyên gia, học sinh đã tính ra diện tích tam giác vuông đó là 3,1468. Tuy nhiên, đây là phép tính sau. Kết quả đúng phải là 3,5156.Một số tấm bảng ghi chép cổ xưa tương tự đã được tìm thấy ở khu khảo cổ Kish và Babylon gần đó. Những nơi này đều là những khu vực chính của nền giáo dục toán học ban đầu.Trong khi tấm tấm bia Babylon khoảng 4.000 tuổi trên để trống ở mặt sau thì một số tấm bảng khác ghi bài tập của giáo viên ở một mặt và bài làm của học sinh ở mặt còn lạiSự phát triển của môn toán học ở Babylon cổ đại tương ứng với thời điểm các đế chế lớn bắt đầu phát triển.Mời độc giả xem video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ.
Được khai quật tại địa điểm khảo cổ Kish của Iraq, một tấm bia Babylon được tạo ra vào khoảng năm 1900 trước Công nguyên đến năm 1600 trước Công nguyên.
Tấm bảng đất sét tròn này hiện nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Ashmolean tại Đại học Oxford. Đây là một trong hai chục ví dụ về bài tập toán học của người Babylon cổ đại được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ Kish vào năm 1931.
Tuy nhiên, học sinh người Babylon sử dụng tấm bảng đó như một "tờ giấy nháp" để tính diện tích hình tam giác và đã mắc một lỗi quan trọng. Lỗi này đã được lưu giữ trong gần 4.000 năm qua.
Tấm bia Babylon có đường kính khá khiêm tốn 8,2 cm và khắc họa một tam giác vuông với ba bộ số theo kiểu chữ hình nêm. Trong đó, một bộ số dọc theo cạnh biểu thị chiều dài, một bộ số dọc theo chiều cao của tam giác và bộ ở giữa biểu thị diện tích của tam giác.
Độ dài 2 cạnh góc vuông được học sinh viết trên tấm bảng đất sét lần lượt là 3,75 và 1,875.
Theo các chuyên gia, học sinh đã tính ra diện tích tam giác vuông đó là 3,1468. Tuy nhiên, đây là phép tính sau. Kết quả đúng phải là 3,5156.
Một số tấm bảng ghi chép cổ xưa tương tự đã được tìm thấy ở khu khảo cổ Kish và Babylon gần đó. Những nơi này đều là những khu vực chính của nền giáo dục toán học ban đầu.
Trong khi tấm tấm bia Babylon khoảng 4.000 tuổi trên để trống ở mặt sau thì một số tấm bảng khác ghi bài tập của giáo viên ở một mặt và bài làm của học sinh ở mặt còn lại
Sự phát triển của môn toán học ở Babylon cổ đại tương ứng với thời điểm các đế chế lớn bắt đầu phát triển.