Một thiên thạch khổng lồ từng va vào Trái Đất khiến loài khủng long tuyệt chủng và viễn cảnh tận thế này vẫn luôn là nỗi ám ảnh với nhân loại. Điều đáng sợ là thảm họa này từng suýt trở thành hiện thực ngày 14/4/2018 khi thiên thạch GE3 di chuyển ở vị trí vô cùng gần với Trái Đất, chỉ 192.317 km - ngắn hơn cả một nửa khoảng cách giữa hành tinh của chúng ta và mặt trăng. Với đường kính ước tính là 28 - 110m, thiên thạch này được cho là vật thể lớn nhất di chuyển gần Trái Đất như vậy.Tiến sĩ Yoshihiro Kawaoka từng tiến hành một nghiên cứu biến đổi virus gây cúm gia cầm H5N1 thành một chủng virus có khả năng chống lại hệ thống miễn dịch của con người. Điều đáng sợ là nhà khoa học này gần như hoàn thành quá trình nghiên cứu trước khi nó bị chấm dứt do lo ngại về những tác động đến sức khỏe của toàn nhân loại.Năm 2011, một nhóm nghiên cứu sau khi xem xét các kết quả quan sát của nhà thiên văn học Mexico José Bonilla đã phát hiện ra một sự thật vô cùng đáng sợ từ những bức ảnh của ông. Hóa ra trong số những vật thể không xác định ngoài không gian mà Bonilla quan sát được có 1 sao chổi tương đương với 1 tỷ tấn thuốc nổ nằm cách Trái Đất chỉ 8.000 km, tức là chưa cả bằng chiều rộng nước Nga.Ít ai ngờ rằng sinh vật nhỏ bé như vi khuẩn từng suýt khiến loài người bị xóa sổ khi công ty Klebsiella Planticola tạo ra một loại vi khuẩn biến đổi gen có thể khiến các loài thực vật bị xóa sổ hàng loạt nếu chúng được nhân rộng. Thử tưởng tượng nếu mọi loài thực vật đều biến mất, không chỉ con người mà toàn bộ sinh vật trên hành tinh này đều sẽ diệt vong.Cái chết Đen là đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại với sự bùng phát khủng khiếp của dịch hạch lan rộng khắp châu Âu và châu Á vào giữa thế kỷ 14. Vào thời điểm Cái chết Đen được dập tắt, ước tính nó cướp đi sinh mạng của 75 - 200 triệu người.Ngày 23/7/2012, Trái Đất đã may mắn thoát khỏi cơn bão mặt trời mạnh nhất trong 150 năm qua mà theo các nhà khoa học tính toán thì thảm họa này có thể khiến nhân loại thiệt hại 2.000 tỷ USD và mất hàng thập kỷ để phục hồi. Bão Mặt trời năm 1859 từng phá hỏng đường dây điện thoại và ảnh hưởng đến hệ thống điện báo ở khắp châu Âu và Bắc Mỹ.Dịch cúm Tây Ban Nha được coi là một trong những đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Bắt đầu từ tháng 1/1918, dịch bệnh này đã nhanh chóng "càn quét" khắp thế giới và khiến 1/3 dân số toàn cầu nhiễm bệnh chỉ trong hơn 1 năm. Ước tính dịch cúm Tây Ban Nha đã khiến 500 triệu người nhiễm bệnh và hơn 50 triệu người thiệt mạng.Vụ phun trào núi lửa Tambora trên đảo Sumbawa ở Indonesia vụ phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử hiện đại khi giải phóng hơn 125 km khối khí, bụi và đá vào trong không khí, đồng thời khiến hơn 10.000 người thiệt mạng. Thảm họa thiên nhiên này đã khiến khói bụi bao phủ hầu hết Trái Đất và làm nhiệt độ từ Bắc Mỹ tới châu Âu giảm xuống trong nhiều tháng. Nạn đói sau vụ phun trào này cũng khiến 80.000 người chết và năm 1816 được đặt tên là "năm không có mùa hè".Nhiều sinh vật suýt bị xóa sổ cách đây 195.000 - 123.00 năm bởi một hiện tượng tự nhiên là Marine Isotope Stage 6 (giai đoạn đồng vị oxy biển 6) - các giai đoạn đồng vị oxy biển được xác định dựa trên dữ liệu đồng vị oxy phản ánh qua các đường cong nhiệt độ theo các dữ liệu mẫu lõi khoan ở biển sâu. Hiện tượng này khiến nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta dao động cực kỳ lớn, khi thì quá nóng và khi thì quá lạnh.Trở về thời Ai Cập cổ đại, bệnh đậu mùa là cơn ác mộng của nhân loại. Cho đến thời kỳ hiện đại, chỉ trong thế kỷ 20, 500 triệu người đã chết vì căn bệnh này. Trước đó, nó gần như đã xóa sổ những người thổ dân Mỹ khi 90 - 95 % người chết vì đậu mùa. May mắn là đến năm 1980, WHO đã tuyên bố bệnh dịch này đã bị xóa sổ, tất cả là nhờ vào vaccine./.
Một thiên thạch khổng lồ từng va vào Trái Đất khiến loài khủng long tuyệt chủng và viễn cảnh tận thế này vẫn luôn là nỗi ám ảnh với nhân loại. Điều đáng sợ là thảm họa này từng suýt trở thành hiện thực ngày 14/4/2018 khi thiên thạch GE3 di chuyển ở vị trí vô cùng gần với Trái Đất, chỉ 192.317 km - ngắn hơn cả một nửa khoảng cách giữa hành tinh của chúng ta và mặt trăng. Với đường kính ước tính là 28 - 110m, thiên thạch này được cho là vật thể lớn nhất di chuyển gần Trái Đất như vậy.
Tiến sĩ Yoshihiro Kawaoka từng tiến hành một nghiên cứu biến đổi virus gây cúm gia cầm H5N1 thành một chủng virus có khả năng chống lại hệ thống miễn dịch của con người. Điều đáng sợ là nhà khoa học này gần như hoàn thành quá trình nghiên cứu trước khi nó bị chấm dứt do lo ngại về những tác động đến sức khỏe của toàn nhân loại.
Năm 2011, một nhóm nghiên cứu sau khi xem xét các kết quả quan sát của nhà thiên văn học Mexico José Bonilla đã phát hiện ra một sự thật vô cùng đáng sợ từ những bức ảnh của ông. Hóa ra trong số những vật thể không xác định ngoài không gian mà Bonilla quan sát được có 1 sao chổi tương đương với 1 tỷ tấn thuốc nổ nằm cách Trái Đất chỉ 8.000 km, tức là chưa cả bằng chiều rộng nước Nga.
Ít ai ngờ rằng sinh vật nhỏ bé như vi khuẩn từng suýt khiến loài người bị xóa sổ khi công ty Klebsiella Planticola tạo ra một loại vi khuẩn biến đổi gen có thể khiến các loài thực vật bị xóa sổ hàng loạt nếu chúng được nhân rộng. Thử tưởng tượng nếu mọi loài thực vật đều biến mất, không chỉ con người mà toàn bộ sinh vật trên hành tinh này đều sẽ diệt vong.
Cái chết Đen là đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại với sự bùng phát khủng khiếp của dịch hạch lan rộng khắp châu Âu và châu Á vào giữa thế kỷ 14. Vào thời điểm Cái chết Đen được dập tắt, ước tính nó cướp đi sinh mạng của 75 - 200 triệu người.
Ngày 23/7/2012, Trái Đất đã may mắn thoát khỏi cơn bão mặt trời mạnh nhất trong 150 năm qua mà theo các nhà khoa học tính toán thì thảm họa này có thể khiến nhân loại thiệt hại 2.000 tỷ USD và mất hàng thập kỷ để phục hồi. Bão Mặt trời năm 1859 từng phá hỏng đường dây điện thoại và ảnh hưởng đến hệ thống điện báo ở khắp châu Âu và Bắc Mỹ.
Dịch cúm Tây Ban Nha được coi là một trong những đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Bắt đầu từ tháng 1/1918, dịch bệnh này đã nhanh chóng "càn quét" khắp thế giới và khiến 1/3 dân số toàn cầu nhiễm bệnh chỉ trong hơn 1 năm. Ước tính dịch cúm Tây Ban Nha đã khiến 500 triệu người nhiễm bệnh và hơn 50 triệu người thiệt mạng.
Vụ phun trào núi lửa Tambora trên đảo Sumbawa ở Indonesia vụ phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử hiện đại khi giải phóng hơn 125 km khối khí, bụi và đá vào trong không khí, đồng thời khiến hơn 10.000 người thiệt mạng. Thảm họa thiên nhiên này đã khiến khói bụi bao phủ hầu hết Trái Đất và làm nhiệt độ từ Bắc Mỹ tới châu Âu giảm xuống trong nhiều tháng. Nạn đói sau vụ phun trào này cũng khiến 80.000 người chết và năm 1816 được đặt tên là "năm không có mùa hè".
Nhiều sinh vật suýt bị xóa sổ cách đây 195.000 - 123.00 năm bởi một hiện tượng tự nhiên là Marine Isotope Stage 6 (giai đoạn đồng vị oxy biển 6) - các giai đoạn đồng vị oxy biển được xác định dựa trên dữ liệu đồng vị oxy phản ánh qua các đường cong nhiệt độ theo các dữ liệu mẫu lõi khoan ở biển sâu. Hiện tượng này khiến nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta dao động cực kỳ lớn, khi thì quá nóng và khi thì quá lạnh.
Trở về thời Ai Cập cổ đại, bệnh đậu mùa là cơn ác mộng của nhân loại. Cho đến thời kỳ hiện đại, chỉ trong thế kỷ 20, 500 triệu người đã chết vì căn bệnh này. Trước đó, nó gần như đã xóa sổ những người thổ dân Mỹ khi 90 - 95 % người chết vì đậu mùa. May mắn là đến năm 1980, WHO đã tuyên bố bệnh dịch này đã bị xóa sổ, tất cả là nhờ vào vaccine./.