Sự trùng hợp về thời điểm Quang Tự Đế và Từ Hi Thái hậu qua đời
Ngày 14 tháng 11 năm Công nguyên 1908, vua Quang Tự băng hà, hưởng dương 37 tuổi, kết thúc cuộc đời của một hoàng đế bù nhìn. Ngày 15 tháng 11 năm 1908, Từ Hi Thái Hậu – người Quang Tự Đế coi là "mẫu hậu" cũng nhắm mắt xuôi tay. Thời gian quá mức trùng hợp quả thực khiến người đời phải nghi ngờ.
Trước khi Từ Hi Thái Hậu qua đời, bà đã bệnh liệt giường nhiều ngày liền, biết rõ bản thân đã đến giới hạn, đã tận mạng, nhưng lại chẳng thể nuốt trôi sự thật này, bởi vì bà không muốn bản thân qua đời trước Quang Tự Đế.
Từ trước đến nay, Từ Hi Thái Hậu luôn nắm quyền lực trong tay, Quang Tự Đế tuy rằng là Hoàng đế nhưng cũng chỉ giống như một con rối da người trong tay Từ Hi chứ nào có quyền lực như một Hoàng đế.
Cảnh "mẹ hiền con thảo" mỗi ngày chỉ là diễn cho người ngoài xem. Chính bản thân Từ Hi cũng chẳng có tình cảm gì sâu sắc với đứa con trai này. Có một lần, khi dùng bữa, trên bàn ăn bày 108 món ăn, Từ Hi chọn ra mấy món mình không thích rồi sai người hầu mang đến cho Quang Tự Đế, xem như là "tình mẹ hiền thương con".
Điều Từ Hi lo sợ đó là bản thân sẽ qua đời trước Quang Tự Đế. Một đứa trẻ bị chính bà chèn ép từ khi con nhỏ, nếu biết bà đã qua đời thì chắc chắn sẽ loại bỏ hết những điều lệ cũ.
Mật chỉ trước khi chết của Từ Hi Thái hậu
Trong lòng Từ Hi từ lâu đã biết như thế, cho nên dù cho đã ốm bệnh liệt giường nhưng vẫn cứ tính toán thủ đoạn cho bản thân.
Bá quan văn võ triều Thanh thì lo lắng không ai quản lý việc triều chính, còn Từ Hi dường như chẳng hề lo lắng chuyện ấy, ngược lại bà còn ra một mật chỉ và sai thuộc hạ đem tặng Quang Tự Đế một bát sữa chua.
Ngày 14/11/1908, Quang Tự Đế băng hà, ai cũng cảm thấy khó hiểu, chỉ có điều tất cả đều bất giác nhớ đến bát sữa chua ông được Từ Hi đem tặng nhưng chẳng ai dám lên tiếng chất vấn.
Theo ghi chép trong cuốn "Mật kí khám bệnh của Quang Tự Đế" có ghi rằng: Trước khi băng hà, Quang Tự Đế đột nhiên bị đau bụng, đau đến mức lăn lộn trên giường, gào thét, sau đó thì băng hà.
Khi khám nghiệm tử thi thì phát hiện sắc mặt vua Quang Tự đều biến đen, ngay cả đầu lưỡi cũng chuyển màu vàng khô. Đây rõ ràng chính là dấu vết của việc bị trúng độc, song lại chẳng ai dám lên tiếng.
Năm 2008, các nhà sử học Trung Quốc tiến hành điều tra sự việc này, thông qua việc xét nghiệm một nhúm tóc của vua Quang Tự đã phát hiện, trong tóc của vua Quang Tự có chứa một lượng lớn arsenium, hàm lượng vượt quá 200 lần của người bình thường.
Arsenium lại là thành phần chính trong thạch tín, cho nên xác thực là Quang Tự Đế chính là bị đầu độc mà chết, còn chất độc trúng phải chính là thạch tín. Ai là người ra tay hạ độc Quang Tự Đế? Đáp án hẳn đã quá rõ rồi.
Theo ghi chép trong "Nội khởi cư chú", trước khi Từ Hi qua đời đã ở trong trạng thái bệnh tình nghiêm trọng, đặc biệt là trong vấn đề ăn uống, vô cùng bất thường.
Cho nên, khi biết được bản thân đã đến giới hạn, bà đã sắp xếp ổn thỏa mọi chuyện.
Với Từ Hi, đây cũng chẳng phải chuyện gì quá khó khăn. Thực tế, Từ Hi muốn giết Quang Tự Đế, cũng chẳng phải chuyện mới một sớm một chiều.
Nguyên nhân là bởi vì đứa con trai này không phải con ruột của bà, hơn thế lại có cách suy nghĩ và hành xử trái ngược với bà trong rất nhiều chuyện, cho nên Từ Hi không hề thích mà ngược lại đã sớm muốn loại trừ Quang Tự Đế.
Cuối cùng, đến trước khi bản thân trút hơi thở cuối cùng, Từ Hi vẫn muốn thực hiện chuyện này. Và từ việc đã làm, có thể thấy tâm địa của Từ Hi thâm hiểm cỡ nào, bản thân Từ Hi cũng bị người đời nguyền rủa.
Trong lịch sử, Từ Hi vẫn luôn là người phụ nữ gây nhiều tranh cãi.
Trong chuyện quản lý đất nước, Từ Hi là người nhiều thủ đoạn, giàu kinh nghiệm, biết cách cân bằng quyền lực trong triều. Nhưng bà cũng lại là một người phụ nữ vô cùng cùng tàn nhẫn, từng làm ra không ít chuyện hồ đồ.