Người Hy Lạp cổ đại có tín ngưỡng thờ chuột. Tương truyền thời ấy có một con chuột bạch linh thiêng từng sống dưới bàn thờ thần Apollo nên trong điêu khắc, thần Apollo thường được thể hiện trên thân một con chuột.Trong thần phả Hindu giáo của người Ấn Độ, chuột là vật cưỡi của thần Ganesha, do vậy người ta có thể tìm thấy ít nhiều tượng chuột thần trong các ngôi đền bản địa. Đôi khi chuột còn là đối tượng chính được thờ trong đền.Theo tín ngưỡng Ai Cập cổ đại, thần mặt trời Ra có một con chuột ngọc, dân Ai Cập cổ thờ thần Ra, do đó cũng quí chuột thần, và loài chuột cũng được tôn trọng trong nền văn minh vĩ đại này.Trong văn hóa Trung Hoa, chuột được xem là biểu tượng của sự trung thực, lòng vị tha, óc cầu tiến, tính cách dễ dãi và sự hào phóng, và là con vật đứng đầu 12 con giáp.Ở Nhật Bản có câu chuyện ông lão nông dân làm rơi chiếc bánh gạo xuống một cái hang. Ông lần theo tìm, phát hiện một cộng đồng nhà chuột đông đúc. Ăn xong chiếc bánh, lũ chuột cảm ơn, bày buổi tiệc linh đình và còn tặng ông lão một món bảo vật.Dân tộc Kammu ở miền bắc Thái Lan lưu truyền thần thoại về con chuột trúc đã báo hiệu cho hai anh em (nam, nữ) trú trong thân cây rỗng mà thoát nạn qua cơn đại hồng thủy, sau kết hôn để tái sinh nhân loại.Các câu chuyện dân gian của người Indonesia thường kể về việc chuột báo hiệu mùa lũ sắp lên, và vì thế chúng trở thành “ân nhân” của con người.Chuột xuất hiện trong nhiều câu chuyện của cộng đồng thổ dân Trung Mỹ (Toltec, Aztec, Maya), điển hình là sự tích về con chuột nhắt và sự hình thành trò chơi bóng nhựa của người Maya.
Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
Người Hy Lạp cổ đại có tín ngưỡng thờ chuột. Tương truyền thời ấy có một con chuột bạch linh thiêng từng sống dưới bàn thờ thần Apollo nên trong điêu khắc, thần Apollo thường được thể hiện trên thân một con chuột.
Trong thần phả Hindu giáo của người Ấn Độ, chuột là vật cưỡi của thần Ganesha, do vậy người ta có thể tìm thấy ít nhiều tượng chuột thần trong các ngôi đền bản địa. Đôi khi chuột còn là đối tượng chính được thờ trong đền.
Theo tín ngưỡng Ai Cập cổ đại, thần mặt trời Ra có một con chuột ngọc, dân Ai Cập cổ thờ thần Ra, do đó cũng quí chuột thần, và loài chuột cũng được tôn trọng trong nền văn minh vĩ đại này.
Trong văn hóa Trung Hoa, chuột được xem là biểu tượng của sự trung thực, lòng vị tha, óc cầu tiến, tính cách dễ dãi và sự hào phóng, và là con vật đứng đầu 12 con giáp.
Ở Nhật Bản có câu chuyện ông lão nông dân làm rơi chiếc bánh gạo xuống một cái hang. Ông lần theo tìm, phát hiện một cộng đồng nhà chuột đông đúc. Ăn xong chiếc bánh, lũ chuột cảm ơn, bày buổi tiệc linh đình và còn tặng ông lão một món bảo vật.
Dân tộc Kammu ở miền bắc Thái Lan lưu truyền thần thoại về con chuột trúc đã báo hiệu cho hai anh em (nam, nữ) trú trong thân cây rỗng mà thoát nạn qua cơn đại hồng thủy, sau kết hôn để tái sinh nhân loại.
Các câu chuyện dân gian của người Indonesia thường kể về việc chuột báo hiệu mùa lũ sắp lên, và vì thế chúng trở thành “ân nhân” của con người.
Chuột xuất hiện trong nhiều câu chuyện của cộng đồng thổ dân Trung Mỹ (Toltec, Aztec, Maya), điển hình là sự tích về con chuột nhắt và sự hình thành trò chơi bóng nhựa của người Maya.
Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.