"Nhân tự Tống hậu tu danh Cối, ngã đáo phần tiền quý tính Tần" (Tạm dịch: Từ sau nhà Tống ai tên Cối cũng thấy xấu hổ, ta thấy nhục nhã vì mang họ Tần). Tần Cối hại chết anh hùng Nhạc Phi, người đời sau của hắn là Tần Đại Sĩ đã viết câu nói này trước mộ của Nhạc Phi để thể hiện sự xấu hổ về tổ tiên của mình. Cảnh ngộ của Tần Đại Sĩ cũng là cảnh ngộ của nhiều người họ Bồ ở Tuyền Châu, Phúc Kiến.
Tổ tiên của họ tên là Bồ Thọ Canh - là hậu duệ của người Ả Rập, hưởng thụ ơn huệ của Nam Tống cả nửa đời, nhưng khi nhà Nam Tống gặp nạn lại lựa chọn phản bội dẫn quân giúp nhà Nguyên tàn sát bách tính vô tội. Người đời sau của họ đều thấy xấu hổ vì mang họ Bồ, lần lượt đều đổi họ của mình.
Đế quốc Ả Rập là quốc gia đạo Hồi do người Ả Rập lập nên, họ có một bộ lạc tiếng Ba Tư là "Tay" cách Ba Tư rất gần. Ba Tư dùng "Tay" để xưng hô cả Ả Rập, người Trung Quốc biết đến Ả Rập từ người Ba Tư, thế nên cũng theo họ dùng "Tay" để gọi Ả Rập. "Tay" phiên dịch sang tiếng Hán có nghĩa đại khái là "Đại Thực".
Ả Rập từ thời Đường đã bắt đầu phát triển quan hệ giao thiệp thương mại mật thiết, tổ tiên của Bồ Thọ Canh là thương nhân Ả Rập của Tây Vực, đến thế kỷ 11 sau công nguyên định cư ở Quảng Châu, nhờ kinh doanh buôn bán mà giàu có. Tên của người Ả Rập đa phần đều bắt đầu bằng "Abu", nghe có vẻ gần giống chữ "Bồ", thế nên người Ả Rập ở Trung Quốc đa phần lấy họ tiếng Hán là "Bồ", họ của gia tộc Bồ Thọ Canh đã xuất hiện như vậy.
Tuyền Châu trong thời Tống là một cảng mậu dịch rất phát triển, rất nhiều người Ả Rập và những quốc gia khác đều đem đặc sản của họ mang tới Trung Quốc. Tiếp đến là đồ gốm sứ, tơ lụa, chè,… bán tới các quốc gia khác. Tổ tiên của Bồ Thọ Canh đã di cư tới Tuyền Châu vào năm 1217, Bồ Thọ Canh cũng được nhà Nam Tống cực kỳ tín nhiệm giao cho chức vị Thị Bạc Tư.
Thị Bạc Tư là cơ quan quản lý mậu dịch đối ngoại, trong mắt người khác thì đây chính là một miếng ăn màu mỡ, Bồ Thọ Canh cũng dựa vào chức quan này mà đã lũng đoạn thị trường hương liệu ở Tuyền Châu gần 30 năm, kiếm được khối tài sản kếch xù lên tới hàng ngàn, vạn lượng bạc.
Nếu như nhà Nam Tống đối xử với những người Ả Rập như Bồ Thọ Canh không tốt nên hắn mới phản bội thì có lẽ đây cũng được coi là một lý do, nhưng mức độ mở cửa của Nam Tống lại không hề thua kém nhà Đường. Hoàng đế cũng đối xử rất hữu hảo với những người ngoại quốc này, để đảm bảo cho họ không bị hải tặc cướp bóc còn lập một đội chuyên đi tuần biển (giống như cảnh sát biển hiện nay).
Hoàng đế cũng rất tôn trọng người Ả Rập, cho phép họ xây dựng đền thờ Hồi giáo ngay trên đất Trung Quốc. Hoàng đế Nam Tống đã đối xử tốt với người Ả Rập và Bồ Thọ Canh đến vậy, tại sao hắn lại lấy oán báo ơn cầm dao đâm Nam Tống một nhát?
Sự việc thay đổi xảy ra vào năm 1276, quân Nguyên tấn công đô thành nhà Nam Tống, vua Tống khi ấy mới 5 tuổi đã bị bắt giữ, các trung thần như Văn Thiên Tường phò tá Tống Đoan Tông khi ấy mới 8 tuổi trở thành hoàng đế mới, thành lập nên một triều đình nhỏ. Tống Đoan Tông theo mọi người trốn tới Tuyền Châu, quan thần Lục Tú Phu muốn lấy Tuyền Châu làm đô thành mới, hi vọng Bồ Thọ Canh có thể giúp đỡ họ chống lại quân Nguyên.
Mặt khác, quân Nguyên đều là những người sinh sống trên thảo nguyên, giỏi cưỡi ngựa bắn cung đánh trận, nhưng lại không giỏi hải chiến, chúng nghe nói Bồ Thọ Canh giỏi hải chiến nên đã khuyên hắn về phe mình. Bồ Thọ Canh thấy khó xử, trong lòng hắn nghĩ không phải việc bảo vệ quốc gia, mà là bảo vệ đế quốc thương nghiệp của mình, tạm thời không hề tỏ rõ ý định đứng về phía Nam Tống hay là đứng về bên nhà Nguyên. Tống Đoan Tông gõ cửa bảo hắn cho ông trốn vào Tuyền Châu, nhưng hắn lại đóng cửa không chịu mở, khiến đám Trương Thế Kiệt đành phải hộ tống Tống Đoan Tông trốn tới Quảng Đông.
Trước khi Trương Thế Kiệt đi đã hỏi mượn thuyền của Bồ Thọ Canh để vận chuyển lương thực, Bồ Thọ Canh kinh doanh buôn bán nhiều năm đừng nói là vài con thuyền vận chuyển lương thực bé nhỏ, cho dù là tàu lớn 200 tấn hiếm có trên thế giới hắn cũng còn có, nhưng hắn lại không hề cho Trương Thế Kiệt mượn. Tâm trạng của Trương Thế Kiệt khi ấy đều rất phẫn nộ, một đám ngoại bang như Bồ Thọ Canh, nhà Nam Tống không biết là đã cho hắn hưởng biết bao nhiêu lợi lộc, vậy mà giờ đây đến mấy con thuyền vận chuyển lương thực nhỏ bé cũng không chịu cho mượn. Trương Thế Kiệt phẫn nộ cướp đi hơn 400 chiếc thuyền của Bồ Thọ Canh.
Con người ai cũng có nhược điểm, bình thường người khác đối xử tốt với mình họ đều không nhớ, chỉ khi họ có một chút không tốt là sẽ ghi thù ngay. Bồ Thọ Canh chính là người như vậy, vì Trương Thế Kiệt cướp thuyền của hắn nên hắn lập tức trả thù Nam Tống. Tháng 2 năm 1279, hắn đem số tài sản còn lại trong nhà của mình đầu quân cho quân Nguyên, đồng thời còn dẫn quân Nguyên tấn công xuống Quảng Châu, một chút thế lực cuối cùng của nhà Nam Tống cũng đã bị quân Nguyên tiêu diệt sạch sẽ.
Những trung thần nhà Nam Tống thấy thế sự bất lợi cũng đã lần lượt nhảy xuống biển tự sát vì danh dự của tổ quốc, còn tên phản đồ Bồ Thọ Canh thì đương nhiên vẫn sống những ngày tốt đẹp, được quân Nguyên phong làm Tả Thừa trung thư của tỉnh Phúc Kiến, sống tới 85 tuổi mới qua đời.
Khi Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên lên ngôi hoàng đế, Bồ Thọ Canh đã xuống mồ nhiều năm nhưng Chu Nguyên Chương vẫn cực kỳ căm hận tên bán chủ cầu vinh này, cho dù có chết vẫn phải lôi ra dùng roi quất xác, hơn nữa còn hạ lệnh tất cả các nam đinh hậu thế của Bồ Thọ Canh đều phải làm nô lệ, nữ quyến hậu thế của hắn phải làm kỹ nữ. Những người đời sau của Bồ Thọ Canh đều không còn mặt mũi nào đối diện với người đời, thế nên cũng đều thay tên đổi họ. Vì vậy mà hiện nay ở Tuyền Châu có rất ít người họ Bồ, cũng chính bởi Bồ Thọ Canh.