Giải mã bí mật vụ 2 phi công Pháp trộm máy bay tại VN

Google News

Ngày 28/5/1956, hãng tin AFP tại Paris đăng tải một bản tin gây sốc: Hai người Pháp đánh cắp máy bay và biển thủ một số tiền lớn của hãng SILA tại Đà Lạt.

Trưa ngày 5/5/1955, hai người Pháp làm việc tại Đà Lạt lấy trộm một phi cơ, định bay về quê hương. Khi qua dãy Trường Sơn, đến không phận căn cứ không quân Seno thì có điện đàm từ mặt đất yêu cầu hạ cánh, nếu không sẽ có nổ súng. Chiếc phi cơ phải đáp xuống Seno, bị quân đội Lào giữ lại. Trong khi chờ phía Lào liên lạc với chính phủ mới tại miền Nam, hai phi công Pháp đã tìm cách trốn thoát.
Hai 2 phi công Pháp trộm máy bay đó là ai? Vì sao họ lại gây ra sự việc hi hữu đó? Câu chuyện được tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên phân tích, lý giải chi tiết trong cuốn Đà Lạt bên dưới sương mù (Đô thị Đà Lạt 1950 - 1975).
Giai ma bi mat vu 2 phi cong Phap trom may bay tai VN
 Sách Đà Lạt bên dưới sương mù.
Những năm 1950, Quốc trưởng Bảo Đại lập ra chính sách Hoàng triều cương thổ, với thủ phủ là Đà Lạt. Bảo Đại vốn là người mê môn thể thao lái máy bay. Ngày 26/6/1953, ông ra sắc lệnh thành lập ty Liên lạc Hàng không Quốc gia (Société Impériale de Liaison Aérienne, viết tắt: SILA).
SILA được thành lập bên cạnh mục tiêu mở mang ngành kinh tế hàng không tương lai, còn để vị Quốc trưởng có thể sử dụng riêng cho việc công cán. SILA do hoàng thân Vĩnh Cẩn quản lý, có một văn phòng đại diện tại Paris.
Ở Đà Lạt, ông Leo Loussert làm Giám đốc ty SILA, trưởng ty do Boyeaux đảm nhiệm. SILA có một xưởng phi cơ ở phi trường Liên Khang, dự tính sẽ trở thành một trạm dịch vụ sữa chữa máy bay, thay thế phụ tùng trong nước.
Vừa thành lập được hai năm, đến 1954, Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm chức Thủ tướng, toàn quyền về hành chính và quân sự. Bản thân Quốc trưởng thì sang Pháp, với “tuyên cáo quốc dân” có viết: “Tôi qua lưu trú một thời gian rất ngắn bên Pháp… Đồng thời hai phái đoàn Việt - Pháp cũng đang thương thảo về một bản hiệp ước liên kết, xác định địa vị nước nhà đối với Liên Hiệp Pháp và đảm bảo cho chúng khỏi bị cô lập trên trường quốc tế”.
Giai ma bi mat vu 2 phi cong Phap trom may bay tai VN-Hinh-2
 Bảo Đại tại sân bay Liên Khang. Ảnh: Tư liệu.
Trong lúc Bảo Đại sang Pháp, thì Thủ tướng Ngô Đình Diệm tổ chức “trưng cầu dân ý” truất phế Quốc trưởng. Chính sách Hoàng triều cương thổ buộc phải khép lại, Quốc trưởng Bảo Đại bị đẩy khỏi vũ đài chính trị.
Lúc này, Đà Lạt không còn là thủ phủ, vì anh em họ Ngô chọn Sài Gòn làm trung tâm. Trong bối cảnh đó, những người Pháp làm cho Bảo Đại tại Đà Lạt ở vào thế chông chênh.
SILA có 27 nhân viên người Pháp, 9 người đã trở về Pháp vào 10/5/1955. 17 người khác được SILA quyết định cho thôi việc từ tháng 2/1955, nhưng họ không chịu về nước do chưa nhận đủ lương. Ủy ban kiểm soát Văn phòng Bảo Đại do Thủ tướng Ngô Đình Diệm lập ra đã không xét tới lương của các nhân viên SILA.
Hôm 5/5/1955, hai trong số nhân viên của SILA đã “lấy trộm” chiếc máy bay kiểu Douglas DC-3 số hiệu F-VNBD rời phi trường Liên Khang.
Để tránh những điều tiếng trên báo chí, chính quyền Ngô Đình Diệm làm một cuộc điều tra dày công về vụ máy bay bị đánh cắp và biển thủ tiền bạc. Bộ hồ sơ về SILA dày trên 300 trang, gồm công văn, báo cáo, sắc lệnh, tài liệu, đa số là tài liệu mật, khẩn và thượng khẩn.
Cuộc điều tra đã xác minh được hai người Pháp lấy máy bay là Frenel và Bouchot. Một đêm trước khi lấy may bay, họ bí mật dùng chiếc chìa khóa do viên kế toán SILA giao cho để mở két sắt, gom gọn số tiền 82.000 đồng trong đó.
Giai ma bi mat vu 2 phi cong Phap trom may bay tai VN-Hinh-3
 Chuyên viên Pháp làm việc trong sân bay Liên Khang thập niên 1950. Ảnh: Tư liệu
Tại SILA sau đó xảy ra nhiều vụ việc phức tạp khác. Số tiền 2.250.000 đồng Đông Dương của SILA trong ngân quỹ của ngân hàng tại Sài Gòn bỗng dưng biến mất. Phía Việt Nam Cộng hòa khi tiếp quản cơ xưởng SILA ở Liên Khang cũng muốn làm rõ sự “biến mất” của hai chiếc phi cơ khác.
Sau này, Cao ủy Việt Nam tại Paris Phạm Duy Khiêm đã báo cáo hai chiếc phi cơ này đã được bán cho người Pháp. Trong sách Đà Lạt bên dưới sương mù có đưa ra nhận định: “Như vậy, có thể thấy việc bán gấp hai chiếc phi cơ của SILA là một cách giải quyết nhanh tay những tranh chấp không đáng có trong hành động nhanh chân trước thời điểm xảy ra việc trưng thu tài sản của chính quyền Ngô Đình Diệm. Khi hai chiếc phi cơ được đưa về Pháp, số phận chúng nằm trong tay những nhà quản lý SILA.
Trong một văn bản gửi Ngô Đình Diệm ngày 12/7/1955, cho thấy đầy đủ tình trạng của SILA, tài sản của hãng này có tám chiếc máy bay, trong đó ba chiếc ở Pháp, một chiếc máy bay được cho là bị đánh cắp nằm ở Seno, Lào, hai chiếc nằm tại Sài Gòn.
Trong cơ xưởng của SILA tại Liên Khang còn nhiều vật dụng đáng kể: máy điện, động cơ, máy sửa chữa phi cơ, nhiều xe hơi vận chuyển, xe du lịch…
Theo Y Nguyên/Zingnews.vn

>> xem thêm

Bình luận(0)