Đeo nhẫn của Càn Long đi kiểm định, được vận động giao nộp

Google News

Dù được các chuyên gia thuyết phục nhiều lần, người đàn ông vẫn quyết từ chối giao nộp. Đến lúc anh tiết lộ lý do, các chuyên gia đã không thể nói nên lời.

Vấn đề sở hữu cổ vật, đặc biệt là sở hữu cổ vật quốc gia từ lâu đã trở thành vấn đề rất phức tạp trong giới quản lý văn hóa. Cổ vật có thể được bảo tồn tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào ý thức bảo vệ của người nắm giữ, thông thường chúng sẽ được bảo vệ tốt hơn nếu trong tay các chuyên gia, nhưng không phải lúc nào chuyên gia cũng nắm được chính xác cách bảo vệ tốt nhất.

Nhẫn ngọc thường được các hoàng đế Thanh triều ưa thích (Nguồn: Internet)

Trong nhiều trường hợp, việc chấp nhận để quần chúng nắm giữ bảo vật được xem là biện pháp hiệu quả nhất. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ như thế.

Cũng giống như nhiều người Trung Quốc bình thường khác, người đàn ông này có thói quen đeo nhẫn ngọc ở ngón cái. Tuy nhiên, chiếc nhẫn ngọc này hoàn toàn không tầm thường, nó không chỉ là chiếc nhẫn gia truyền của gia đình ông, nó còn là chiếc nhẫn của Hoàng đế Càn Long!

Người đàn ông muốn biết giá trị thực sự của chiếc nhẫn, bèn đem nó đi kiểm định. Khi kết quả kiểm định bảo vật được đưa ra, chuyên gia cho biết nó thực sự là món đồ của Càn Long và khuyên ông ta giao nộp cho nhà nước.

Theo các chuyên gia, một cổ vật quan trọng nếu để lưu lạc trong quần chúng thì thực sự quá nguy hiểm, nếu mất đi thì tổn thất là không thể đong đếm được, chẳng thế mà nhiều bảo vật quốc gia đã được nhà nước thu hồi bằng cách cưỡng chế và cấm không được đem đi triển lãm tại nước ngoài.

Người đàn ông đeo chiếc nhẫn ngọc của hoàng đế Càn Long (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, dù được các chuyên gia thuyết phục nhiều lần, người đàn ông quyết không chấp thuận. Cuối cùng do bị làm phiền nhiều nên anh đành tiết lộ lý do: "Tôi là hậu duệ hoàng gia".

Nói đến đây, các chuyên gia mới vỡ lẽ. Người đàn ông này là hậu duệ của hoàng đế nhà Thanh. Đây là tài sản của tổ tiên ông để lại và ông hoàn toàn có quyền thừa kế nó, hơn nữa chiếc nhẫn này là một biểu tượng của hoàng gia, ông muốn giữ lại cho hậu thế, hoàn toàn không có ý đồ trục lợi.

Sau khi biết được mong muốn chân thành của người đàn ông, các chuyên gia gật gù chấp nhận. Đứng trước hậu duệ của hoàng gia thì người Trung Quốc vẫn dành luôn thái độ trân trọng, cúi đầu kiêng nể tổ tiên của họ.  

Theo Karry Trần/Pháp luật & Bạn đọc

>> xem thêm

Bình luận(0)