Chiến lược giữ chân nhân tài: Lương, thưởng có là tất cả?

Google News

(Kiến Thức) - Đối với Việt Nam cũng như nhiều quốc gia, nhân tài là những người có những cống hiến to lớn cho nhiều lĩnh vực quan trọng. Ngoài lương, thưởng, nhiều nước có những chính sách hiệu quả để thu hút và giữ chân những người giỏi để phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

Mới đây, trong phiên làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 12 HĐND TP HCM khóa IX, các đại biểu nhất trí thông qua Nghị quyết về mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học đối với lĩnh vực thành phố có nhu cầu thu hút giai đoạn từ năm 2018 - 2022.
Trong đó, nhân tài - những người có tài năng đặc biệt trong các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học cơ bản, giáo dục và đào tạo, văn hóa, nghệ thuật - thể dục... được hỗ trợ sinh hoạt phí 30-50 triệu đồng mỗi người một tháng; được bố trí phương tiện đi lại; hỗ trợ nhà ở công vụ hoặc 50% tiền thuê nhà (nhưng không quá 7 triệu đồng/tháng).
Để khuyến khích, phát huy tài năng, năng lực trí tuệ, cứ mỗi đề tài nghiên cứu (hoặc tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao cấp thành phố và tương đương trở lên) được đơn vị có thẩm quyền công nhận bằng văn bản, sẽ được thành phố thưởng 1% tổng kinh phí công trình. Giá trị tiền thưởng cho mỗi người thấp nhất là 50 triệu đồng và tối đa là 1 tỷ đồng.
Chien luoc giu chan nhan tai: Luong, thuong co la tat ca?
Nhân tài được nhiều nước chiêu mộ và sử dụng với những đãi ngộ cao, đặc biệt là chính sách tiền lương, thưởng. 
Không riêng Việt Nam, một số nước như Mỹ, Nhật Bản... cũng có những chính sách thu hút nhân tài để góp phần phát triển đất nước được đánh giá là hiệu quả.
Cụ thể, Mỹ là một trong những nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Do vậy, quốc gia này luôn là nơi được nhiều người tài lựa chọn để định cư và làm việc.
Theo đó, để chiêu mộ và trọng dụng những nhân tài có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực như khoa học, công nghê, toán học..., chính quyền Mỹ đã nới lỏng chính sách nhập cư nhằm thu hút nhân tài ở các nước trên thế giới đến quốc gia này làm việc và cống hiến tài năng.
Thêm nữa, Mỹ cũng tuyển chọn quan chức là những người tài năng xuất sắc ở nhiều lĩnh vực. Theo thống kê, khoảng 90% quan chức được Ủy ban Công chức lưỡng đảng tuyển dụng công khai để chọn ra những người có tài năng nhất đến làm việc trong bộ máy chính quyền.
Sau khi được tuyển dụng, một số cơ quan của Mỹ sẽ phụ trách việc đánh giá, kiểm tra năng lực làm việc của mỗi quan chức. Người nào làm việc xuất sắc sẽ được hưởng lương cao. Ngược lại, người tài nào không đáp ứng được tiêu chuẩn thì sẽ bị sa thải.
Trong khi đó, Nhật Bản có chính sách thu hút nhân tài được dư luận hết sức quan tâm. Nguyên do là vì chính phủ Nhật Bản tuyển dụng những người có tài, đặc biệt là cán bộ quản lý thông qua các các cuộc tuyển chọn công chức được tổ chức công khai và nghiêm ngặt. Sau khi được tuyển chọn, người có tài trải qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo những giai đoạn khác nhau và được phân công vào những nơi phù hợp với tài năng của mỗi người.
Không chỉ thu hút nhân tài trong nước, Nhật Bản cũng chiêu mộ và trọng dụng người nước ngoài có tài năng đến nước này sinh sống và làm việc. Vì vậy, chính phủ Nhật Bản nới lỏng các hạn chế liên quan tới visa lao động cho người nước ngoài tới làm việc ở xứ sở hoa anh đào.

Mời độc giả xem video: Giải pháp định vị Navis giành giải Nhân tài đất Việt (nguồn: VTC1)

Để thu hút người có tài cống hiến cho quá trình phát triển của đất nước, Singapore có chính sách riêng về trả lương cho nhóm đối tượng này. Chính quyền Singapore trả lương cao cho những người có tài cũng như đáp ứng nhu cầu được cống hiến và được tôn trọng của họ. Thêm nữa, Singapore vinh danh những nhân tài có cống hiến lớn cho đất nước.
Singapore còn cho phép nhân tài là người nước ngoài đưa người thân sang sống cùng. Họ được cấp giấy phép định cư và nhập tịch lâu dài tại Singapore chỉ trong vài ngày. Những điều này động viên, khích lệ người tài ở nhiều nơi trên thế đến Singapore làm việc.
Tâm Anh (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)